Săng giang mai là gì? Có ngứa và đau không?

Săng giang mai là dấu hiệu sớm giúp nhận biết bệnh giang mai. Vì vậy, hiểu được săng giang mai là gì, các đặc điểm của săng giang mai ra sao sẽ mang lại nhiều hiệu quả trong việc điều trị bệnh được nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Cùng theo dõi những chia sẻ của chuyên gia về các vấn đề liên quan đến săng giang mai qua bài viết dưới đây.

Hình ảnh săng giang mai giai đoạn đầu

Săng giang mai là gì?

Săng giang mai là thuật ngữ chỉ dấu hiệu nhận biết bên ngoài đầu tiên của bệnh giang mai. Theo đó, người bị săng giang mai sẽ xuất hiện các vết loét hình tròn hoặc hình bầu dục tại cơ quan sinh dục. Kích thước của các nốt loét săng giang mai này thường từ 0,3 – 3 cm, được giới hạn bởi các đường viền trơn bóng khá rõ ràng.

Săng giang mai rất dễ lây nhiễm, chỉ cần chúng tiếp xúc với vết thương hở hoặc thậm chí ở những nơi có niêm mạc mỏng của người bình thường thì cũng có thể gây bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, song khuẩn của săng giang mai sẽ gây tổn thương cho da, thần kinh, tim, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Săng giang mai mọc ở đâu?

Sau khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể từ 3 – 6 tuần, các vết săng giang mai bắt đầu xuất hiện. Ban đầu săng sẽ gây ra các vết loét, đỏ tại bộ phận sinh dục, sau một thời gian chúng sẽ biến mất nên nhiều người bệnh thường không để ý. Cụ thể vị trí xuất hiện săng giang mai ở nam và nữ giới như sau:

  • Săng giang mai ở nam giới: Thường xuất hiện ở rãnh bao quy đầu, quy đầu, thân dương vật, miệng sáo… Ngoài ra, chúng có thể xuất hiện ở miệng, lưỡi, ngực, hậu môn…

  • Săng giang mai ở nữ giới: Các vết săng giang mai thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục như: cổ tử cung, môi lớn, môi bé, âm đạo… Một số trường hợp các vết săng xuất hiện ở vòm họng, ngực, miệng, lưỡi…

Săng giang mai có gây ngứa không?

Săng giang mai có gây ngứa không?

Săng giang mai không gây ngứa, chúng được chia làm 3 giai đoạn và ở mỗi giai đoạn, chúng sẽ có những biểu hiện khác nhau:

  • Giai đoạn 1: Săng giang mai giai đoạn đầu là những vết loét không có viền, hơi cứng, xuất hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục.

  • Giai đoạn 2: Các vết săng giang mai bắt đầu lan rộng ra nhiều bộ phận khác trên cơ thể như miệng, lưỡi, lưng… kèm theo các triệu chứng khác đi kèm như nổi hạch ở bẹn.

  • Giai đoạn 3: Các vết săng giang mai sẽ biến mất sau một thời gian xuất hiện. Tuy nhiên, đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh đã chuyển sang giai đoạn nguy hiểm, nếu không điều trị sớm, sức khỏe của người bệnh sẽ bị giảm sút nhanh chóng.

Hầu hết, trong các giai đoạn săng giang mai xuất hiện và phát triển, chúng không hề gây ngứa, đau hay các triệu chứng bất thường nào khác cho người bệnh. Vì vậy, nhiều người không quan tâm, bỏ qua dấu hiệu ban đầu này của bệnh giang mai. Điều này có thể gây ra những tổn thương nặng đến sức khỏe của bản thân.

Săng giang mai có đau không?

Đặc điểm của săng giang mai là thường đi kèm với hiện tượng viêm hạch lân cận. Tức là, sau khoảng 3 – 5 ngày khi săng giang mai xuất hiện ở bộ phận sinh dục, các hạch ở vùng lân cận sẽ nổi lên, có thể bị sưng viêm và tập hợp lại thành từng chùm. Dùng tay sờ vào chùm hạch thì sẽ thấy một khối hạch lớn hơn so với các hạch khác, không dính vào nhau và không có mủ.

Vậy săng giang mai có đau không? Theo các chuyên gia các vết săng giang mai và chùm hạch do giang mai gây ra hoàn toàn không gây đau cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu không điều trị ngay ở giai đoạn này, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn, đe dọa sức khỏe và tính mạng.

Một số dạng săng giang mai điển hình

1. Săng giang mai ở miệng

Săng giang mai ở miệng là hậu quả của việc quan hệ tình dục bằng miệng với người nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Ngoài ra, việc sử dụng các đồ dụng cá nhân chung như bàn chải đánh răng, ly, tách cũng là nguyên nhân xuất hiện các vết săng giang mai tại đây.

Săng giang mai giai đoạn đầu ở miệng sẽ xuất hiện các vết loét màu hồng đỏ và không gây đau hay ngứa. Nếu các vết săng xuất hiện ở lưỡi chúng thường có màu trắng đục rất giống với các vết loét khoang miệng bình thường. Săng giang mai tại miệng khiến người bệnh khó ăn uống, hôi miệng, vàng răng, viêm lợi…Đặc biệt, nếu không điều trị kịp thời, săng giang mai ở miệng có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và não bộ.

2. Săng giang mai ở bộ phận sinh dục

Săng giang mai ở bộ phận sinh dục chủ yếu xuất phát từ việc quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh. Ngay khi xâm nhập vào bộ phận sinh dục, xoắn khuẩn giang mai sẽ gây ra các vết mẩn đỏ tại đây. Tuy nhiên, nó không hề gây ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy, đa phần người bệnh thường nhầm lẫn dấu hiệu này với các bệnh lý thông thường hoặc không chú ý đến. Điều này sẽ khiến các vết săng có cơ hội phát triển mạnh và xâm nhập sâu vào bên trong cơ thể, gây tổn thương da thịt, tim, thậm chí là tính mạng người bệnh.

Bị săng giang mai nên làm gì?

Đến các cơ sở y tế

Săng giang mai là dấu hiệu ban đầu của bệnh giang mai. Theo các chuyên gia, hơn 95% bệnh nhân sẽ khỏi bệnh nếu phát hiện và điều trị bệnh vào thời điểm xuất hiện các vết săng. Do đó, nghi ngờ bản thân có các dấu hiệu của săng giang mai hãy nhanh chóng đến các cơ sở để tiến hành thăm khám kịp thời.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, việc điều trị săng giang mai ở giai đoạn này chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh dưới dạng thuốc tiêm và thuốc bôi nhằm ức chế và tiêu diệt xoắn khuẩn gây bệnh. Phát hiện bệnh sớm, phác đồ điều trị đơn giảm nên chi phí chữa trị trong trường hợp này có giá thấp hơn rất nhiều so với việc điều trị bệnh ở giai đoạn sau.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Để nâng cao hiệu quả điều trị săng giang mai, các chuyên gia khuyên người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không quan hệ tình dục trong giai đoạn điều trị bệnh.

  • Không tiếp xúc với các vết loét, cọ xát vào các vết săng trên da.

  • Không ngâm mình trong bồn tắm, lau khô người bằng khăn sạch sau khi tắm.

  • Không mặc đồ bó sát, lựa chọn đồ có chất liệu thấm hút tốt để các vết săng giang mai được thông thoáng, tránh nhiễm khuẩn.

  • Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục hằng ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

  • Duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

Trên đây là những giải đáp về thắc mắc săng giang mai là gì, săng giang mai có nguy hiểm không, nhận biết và điều trị săng giang mai như thế nào. Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về cơ sở điều trị bệnh, chi phí khám xét nghiệm giang mai hoặc các vấn đề liên quan khác, có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline 037 876 3928 để nhận được tư vấn trực tiếp và hoàn toàn miễn phí từ các chuyên gia sức khỏe hàng đầu hiện nay.

Đánh giá: 
  • Currently 8.5/10
Săng giang mai là gì? Có ngứa và đau không?
Điểm trung bình: 8.5 / 10 ( 9 lượt đánh giá )

Nếu thông tin hữu ích hãy Like hoặc Chia sẻ đến mọi người:

Cập nhật lần cuối: 02-10-2019