Bệnh xã hội và các triệu chứng thường hay gặp

Bệnh xã hội là gì? Các triệu chứng như thế nào? Cách phòng ngừa ra sao? Cùng những câu hỏi liên quan mật thiết đến vấn đề này sẽ được chuyên trang Suckhoewiki.com chia sẻ đến quý độc giả trong nội dung bài viết hôm nay. Hy vọng rằng, đây sẽ là những thông tin hữu ích, góp phần bảo vệ sức khỏe cho bạn và cộng đồng.

Các bệnh xã hội thường gặp

Bệnh xã hội là gì?

Để xác định chính xác đâu là các bệnh xã hội và triệu chứng của chúng như thế nào, thì trước hết chúng ta cần phải hiểu đúng và đủ về khái niệm bệnh xã hội.

Vậy bệnh xã hội là gì? Thông tin từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, bệnh xã hội là thuật ngữ dùng để chỉ những căn bệnh có mức độ lây lan ra cộng đồng với tốc độ nhanh chóng. Đó là căn bệnh không chỉ để lại biến chứng nghiêm trọng cho chính người bệnh, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển chung của toàn xã hội.

Phần lớn, bệnh xã hội lây lan qua con đường quan hệ tình dục không lành mạnh. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với vết thương hở mang mầm bệnh, sử dụng chung đồ dùng cá nhân cũng là những yếu tố nguy cơ. Thêm một trường hợp rất đáng lưu tâm, là sự lây truyền từ mẹ sang con.

Top 10 các bệnh xã hội và triệu chứng điển hình nhất

Với những thông tin trên đây, các bạn đã hiểu bệnh xã hội là gì rồi phải không nào? Vậy bệnh xã hội là những bệnh gì? Nội dung tiếp theo trong bài viết này, Sức khỏe Wiki sẽ tiếp tục cùng bạn tổng hợp các bệnh xã hội phổ biến và có mức độ nguy hiểm nhất hiện nay, kèm theo triệu chứng đặc thù của từng căn bệnh. Cụ thể:

1. Bệnh HIV/AIDS

HIV/AIDS là căn bệnh xã hội có mức độ nguy hiểm cao nhất, lây nhiễm qua 3 con đường chính, gồm: Đường máu, đường tình dục, mẹ truyền sang con.

Người bị nhiễm HIV/AIDS dễ tử vong do hệ thống miễn dịch suy giảm và bị phá vỡ, tạo điều kiện cho các mầm bệnh nguy hiểm khác tấn công, phá hoại tế bào từ trong ra ngoài.

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa tận gốc bệnh HIV/AIDS. Chính vì thế, HIV/AIDS được giới y học xem là căn bệnh thế kỷ của nhân loại.

Về triệu chứng của HIV/AIDS, thực sự rất khó để xác định sớm. Bởi lẽ, những triệu chứng ban đầu của bệnh không khác nhiều so với triệu chứng của người bị cảm lạnh thông thường. Đó là sốt và ớn lạnh, thường bị thức giấc vào ban đêm trong tình trạng mồ hôi đầm đìa, nổi phát ban, cổ họng đau rát, nổi hạch (chủ yếu ở cổ, nách và bẹn), nhiệt miệng, cơ thể đau nhức, buồn nôn, sụt cân, chẩn đoán viêm màng não (lúc này HIV/AIDS đã phát tán qua hệ thần kinh trung ương).

2. Bệnh Giang Mai

Tiếp đến, là bệnh giang mai. Căn bệnh này do một loại xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponema Pallidum gây nên. Sau khi vào cơ thể, xoắn khuẩn Treponema Pallidum có khả năng gây hại đến nhiều cơ quan, điển hình như hệ thần kinh trung ương, hệ xương khớp, hệ thống mạch máu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người nhiễm bệnh giang mai dễ bị tâm thần, tàn tật, thậm chí là tử vong.

Bệnh giang mai giai đoạn cuối

Giang Mai được chia thành 3 giai đoạn phát triển chính, ở mỗi giai đoạn triệu chứng của bệnh xã hội này sẽ có sự khác biệt.

Giai đoạn 1: Ủ bệnh. Thông thường khi bị lây nhiễm Treponema Pallidum, khoảng 3 – 90 ngày, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các vết loét ở các điểm tiếp xúc với xoắn khuẩn. Những vết loét này gọi là Săng Giang Mai, có hình bầu dục hoặc hình tròn, đáy nông không mủ, màu đỏ, kích thước từ 0.3 – 3cm. Săng giang mai không gây đau, cũng không ngứa, kéo dài 3 – 6 tuần lễ sẽ biến mất dù bạn có điều trị hay không.

Giai đoạn 2: Xảy ra sau giai đoạn 1 khoảng 4 – 10 tuần. Triệu chứng ở giai đoạn này rất đa dạng, nhưng điển hình nhất là sự xuất hiện của các nốt ban giống như cánh hoa đào, mọc đối xứng nhau. Vị trí xuất hiện là khắp toàn thân, hoặc tứ chi, nhưng phổ biến nhất là ở vùng ngực, bụng, tay và hai bên mạn sườn. Tồn tại không thay đổi từ 1 – 3 tuần, sau đó các nốt đào ban sẽ nhạt dần và biến mất.

Cũng ở giai đoạn này, một số bệnh nhân lại có triệu chứng nổi sẩn, kích thước của các nốt sẩn không giống nhau. Các mảng sẩn giống như các nốt phỏng nước, dễ vỡ và dễ lây lan ra cộng đồng. Thậm chí, một số người còn xuất hiện sẩn mủ, nhưng đây là triệu chứng ít gặp hơn đào ban và sẩn thông thường.

Giai đoạn 3: Xảy ra sau giai đoạn 1 khoảng 3 – 15 năm. Cơ thể xuất hiện các củ giang mai màu đỏ mận, có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng. Củ giang mai dễ để lại sẹo, lâu lành, có thể dẫn đến hoại tử. Một số biến chứng khác ở giang mai giai đoạn 3 là viêm màng não, thoái hóa não (đối với giang mai thần kinh), phình mạch (đối với giang mai tim mạch).

3. Bệnh lậu

Khi nói về các bệnh xã hội nguy hiểm và có mức độ phổ biến nhất, không thể không kể đến bệnh lậu – một căn bệnh do song cầu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây nên. Khuẩn lậu này thích trú ngụ ở những nơi ẩm ướt như bộ phận sinh dục, hậu môn, mắt và miệng.

Triệu chứng bệnh lậu

Triệu chứng của bệnh Lậu thường xuất hiện sau khi nhiễm song cầu khuẩn từ 3 – 5 ngày. Triệu chứng bệnh lâm sàng ở nam giới và nữ giới có nhiều khác biệt.

  • Đối với nam giới, sẽ xuất hiện những cơn đau dai dẳng ở đầu dương vật và tinh hoàn, bộ phận sinh dục bị sưng, có mủ. Đồng thời, tần suất đi tiểu cũng nhiều hơn, đau khi tiểu.
  • Đối với nữ giới, âm đạo xuất hiện dịch bất thường. Khi quan hệ dễ bị đau bộ phận sinh dục. Một số trường hợp có thể bị đau họng, đau bụng dưới, đau và cảm thấy nóng khi tiểu, tiểu nhiều lần.

Biến chứng của bệnh lậu cũng rất nguy hiểm. Nhẹ có thể gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục, nặng có thể dẫn đến ung thư và vô sinh. Đặc biệt, người mắc bệnh Lậu cũng dễ tăng nguy cơ mắc phải hội chứng suy giảm miễn dịch HIV/ AIDS.

4. Bệnh sùi mào gà

HPV (có tên khoa học đầy đủ là Human Papilloma Virus) chính là loại virus gây ra bệnh sùi mào gà.

Các giai đoạn phát triển của sùi mào gà

Trung bình từ 2 – 9 tháng sau khi nhiễm HPV, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Đó là những nốt u sùi giống như mào gà, thường xuất hiện tại bộ phận sinh dục. Các bộ phận khác cũng có triệu chứng này nếu như tiếp xúc với mầm bệnh.

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sùi mào gà là ung thư. Người bệnh có thể bị ung thư dương vật (đối với Nam), ung thư tử cung (đối với Nữ), ung thư vòm họng (đối với sùi mào gà ở miệng), ung thư hậu môn (đối với sùi mào gà ở hậu môn) … Tính mạng người bệnh vì thế cũng bị đe dọa.

5. Bệnh mụn rộp sinh dục

HSV (Herpes Simplex Virus) chính là virus gây nên bệnh mụn rộp sinh dục. Loại virus này được chia làm hai loại, gồm: HSV-1 (chủ yếu lây lan qua đường miệng, nước bọt), HSV-2 (chủ yếu lây qua con đường quan hệ tình dục).

Mụn rộp sinh dục ở nam

Triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện hiện sau khi tiếp xúc với virus khoảng từ 4 – 7 ngày. Thường thì người bệnh sẽ xuất hiện các nốt mụn trên bộ phận sinh dục, hậu môn, mông và đùi trong. Các nốt mụn này dễ vỡ và tạo thành các vết loét, gây đau, ngứa và gặp khó khăn khi đi tiểu.

Tuy nhiên, không phải ai bị nhiễm HSV cũng có những triệu chứng trên. Theo nghiên cứu, có đến 70% số người bị mụn rộp sinh dục không xuất hiện triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ đến mức người bệnh không thể nhận ra, dễ bị nhầm với cảm cúm thông thường.

6. Bệnh hạ cam mềm

Căn bệnh xã hội tiếp theo chúng tôi muốn đề cập đến quý bạn đọc trong nội dung bài viết hôm nay, là bệnh hạ cam mềm.

Bệnh hạ cam mềm do trực khuẩn Gram âm có tên khoa học là Hemophilus Ducreyi gây ra. Loại trực khuẩn này chủ yếu lây truyền từ người sang người qua con đường tình dục không an toàn và tiếp xúc với vết thương hở mang mầm bệnh.

Khi nhiễm trực khuẩn Hemophilus Ducreyi, sau thời gian ủ bệnh khoảng 3 – 10 ngày sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.

Cụ thể, tại bộ phận sinh dục của nam và nữ, hoặc khu vực nhiễm trực khuẩn sẽ nổi sần mềm có hai viền. Trong đó, viền ngoài có màu đỏ, viền trong có màu vàng chứa mủ. Các nốt sần này có hình tròn, kích thước từ 1 – 2 cm.

Sau 1 – 2 ngày, các nốt sần bị vỡ tạo thành những vết loét mềm gây chảy máu và rất đau. Khi rửa sạch vết loét và quan sát kỹ sẽ thấy đáy nốt sần không bằng phẳng.

Nếu không được chữa trị, bệnh hạ cam mềm sẽ gây nhiều bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, có thể gây hoại tử vùng kín, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

7. Bệnh Chlamydia

Thêm một căn bệnh xã hội nữa, là Chlamydia. Căn bệnh xã hội này do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây nên.

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân giúp vi khuẩn Chlamydia Trachomatis dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Bệnh cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong khi sinh.

Triệu chứng bệnh Chlamydia ở cả nam giới và nữ giới, là xuất hiện tiết dịch bất thường có màu trắng hoặc màu vàng, điều này dễ dàng nhận thấy nhất vào buổi sáng sớm. Ngoài ra, đi tiểu sẽ thấy nóng rát.

Khi mắc bệnh Chlamydia, cơ quan sinh dục sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí còn có thể tước đi thiên chức làm cha, làm mẹ cao cả của người bệnh.

8. Bệnh Trichomonas

Bệnh Trichomonas còn được gọi tắt là bệnh “Trich” là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục lây truyền qua đường quan hệ tình dục.

Kháng nguyên Trichomonas

Trichomonas có thể xảy ra ở hai giới nhưng phổ biến hơn ở nữ trong độ tuổi từ 16 – 35.

Khoảng 2/3 số người nhiễm bệnh không xuất hiện các triệu chứng đặc biệt. Vì vậy, thường khi bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm, người nhiễm mới đi khám và phát hiện bệnh.

Phụ nữ nhiễm bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: ngứa âm đạo, dịch âm đạo màu xanh, có mùi hôi, đau xương chậu, đau khi quan hệ, buồn tiểu. Biểu hiện thường gặp ở nam giới là tiết dịch niệu đạo, tiểu nóng rát, tiểu nhiều lần.

Bệnh Trichomonas ở cổ tử cung

Bệnh Trichomonas ở cổ tử cung

Tuy không gây tử vong nhưng bệnh Trichomonas lại để lại nhiều nguy hại cho sức khỏe như gây vô sinh, nhiễm trùng da âm đạo ở nữ giới. Với phụ nữ đang mang thai, nguy cơ sinh non, trẻ bị suy dinh dưỡng là rất lớn.

Ở nam giới, bệnh sẽ gây tắc nghẽn niệu đạo, làm rối loạn tiểu tiện. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan nếu nhận thấy mình có các dấu hiệu bất thường của căn bệnh xã hội này.

9. Bệnh u hạt bẹn

U hạt bẹn có tên khoa học là u hạt Granuloma Inguinable là bệnh xã hội gây tổn thương khu trú ở bộ phận sinh dục, bẹn, hậu môn.

Vi khuẩn bệnh u hạt bẹn

Vi khuẩn bệnh u hạt bẹn

Nguyên nhân gây bệnh là do một loại virus hình que bắt màu gram gây bệnh qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Sau 1 tuần đến 3 tháng nhiễm virus, bệnh bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như:

  • Xuất hiện các vết loét, u hạt màu đỏ, không đau và không chảy máu ở bộ phận sinh dục của cả nam và nữ.

  • Các tổn thương lan rộng ra các vùng da xung quanh, bờ vết loét có mép quăn.

  • Vết loét lan rộng tới bụng dưới, đùi và để lại sẹo trong quá trình lan rộng.

  • Các vết loét rất dễ bị bội nhiễm nếu không được vệ sinh sạch sẽ, gây đau, có mủ và mùi hôi.

Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây biến dạng bộ phận sinh dục, suy giảm chức năng sinh dục, ung thư biểu bì…Ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và tình mạng của người bệnh.

10. Nhuyễn thể Contagiosum

Nhuyễn thể Contagiosum là bệnh nhiễm trùng da do virus gây ra. Bệnh phổ biến ở những người trong độ tuổi sinh sản từ 18 – 25.

Nhuyễn thể Contagiosum

Triệu chứng của bệnh là xuất hiện các nốt sưng nhỏ không đau, nhô lên trên da tại bộ phận sinh dục, đùi trong, bụng, cánh tay… với các biểu hiện sau:

  • Bề mặt nốt sưng sáng bóng màu hồng, phần trung tâm có màu nhạt hơn và thường lõm xuống.

  • Các nốt có đường kính từ 2 – 5mm, hình dạng khá giống với cục tẩy trên đầu bút chì nhưng kích thước nhỏ hơn.

Biểu hiện của bệnh không rõ ràng nên trong nhiều trường hợp bị nhầm lẫn với bệnh giang mai, bệnh lạch phẳng…Điều này khiến cho việc điều trị trở nên tốn kém và còn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, bệnh còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều căn bệnh xã hội khác có thể xâm nhập kể cả HIV nên người bệnh cần lưu ý.

Cách phòng ngừa bệnh xã hội

Cách phòng ngừa bệnh xã hội

Bên cạnh việc tìm hiểu các bệnh xã hội và triệu chứng đặc thù, chúng ta cũng đã biết được một phần nguyên nhân, cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh. Vậy làm cách nào phòng ngừa bệnh xã hội để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cho cộng đồng? Nội dung tiếp theo đây sẽ là câu trả lời:

  • Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục

Mặc dù, bạn hoàn toàn vẫn có thể lây bệnh xã hội khi quan hệ có dùng bao cao su với người bệnh. Lý do, bao cao su chỉ bảo vệ được cậu nhỏ, các vùng khác thì không.

Tuy nhiên, việc sử sụng bao cao su vẫn rất cần thiết, không an toàn tuyệt đối nhưng “bảo bối” này vẫn giúp bạn hạn chế được yếu tố nguy cơ có mức độ phổ biến nhất.

  • Chung thủy với một bạn tình

Lối sống nhân văn khi chung thủy một vợ một chồng, chung thủy với một bạn tình cũng là một trong những cách phòng chống bệnh xã hội hiệu quả.

Bởi vì, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xã hội cao là những người có lối sống thoáng, quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ với gái mại dâm.

  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân

Việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân cũng là yếu tố nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội. Vì thế, muốn phòng ngừa chúng ta nên từ bỏ thói quan này.

Cụ thể, không nên dùng chung khăn tắm, chậu tắm, xà bông tắm, bàn chải đánh răng, đũa thìa, cốc uống nước … với người mang bệnh.

  • Cẩn thận khi đi hiến hoặc tiếp nhận máu

Một số bệnh xã hội có thể lây qua đường máu như giang mai, lậu, sùi mào gà … nên cẩn thận khi hiến hoặc nhận máu là cách phòng ngừa bệnh không thừa.

Tốt nhất, cần phải làm các xét nghiệm máu về bệnh xã hội một cách chuyên sâu nếu như muốn cho, hoặc muốn nhận máu.

  • Không quan hệ tình dục khi say

Khi say, sẽ rất khó để bạn kiểm soát hành động của mình, Quan hệ tình dục trong lúc này sẽ khó tránh khỏi sự va chạm mạnh gây trầy xước, hoặc quên mang bao cao su. Chính vì thế, nguy cơ bị nhiễm bệnh sẽ cao hơn.

  • Duy trì chế độ ăn uống, thể dục thể thao đều đặn

Chế độ ăn uống khoa học, lại thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, dẻo dai hơn,

Từ đó, sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể nhằm hạn chế sự tấn công của các vi khuẩn, virus gây bệnh.

  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ một lần

Đây là cách đơn giản để phòng ngừa các bệnh xã hội nguy hiểm, nhưng không phải ai cũng thực hiện được, bởi vì chúng ta đều chủ quan.

Nếu bạn cũng vậy thì hãy từ bỏ ngay, bởi vì khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn biết chính xác tình trạng của mình, dễ dàng điều trị khi có bệnh, tránh để lại những biến chứng về sau.

Bệnh xã hội có thể tái phát không?

Tất nhiên câu trả lời LÀ CÓ, tỷ lệ tái phát của các bệnh xã hội rất cao. Nhất là trong các trường hợp sau đây:

  • Sử dụng phương pháp điều trị không triệt để:

Một số virus, vi khuẩn gây bệnh xã hội rất cứng đầu. Nếu chúng ta không điều trị bằng phương pháp phù hợp thì không thể tiêu diệt tận gốc mà chỉ làm suy kiệt chúng.

Sau một thời gian, đặc biệt là khi sức đề kháng của cơ thể yếu, vi khuẩn virus gây bệnh xã hội sẽ phát triển mạnh mẽ trở lại khiến bệnh tưởng trừng đã chữa khỏi lại tái phát.

  • Quan hệ tình dục không lành mạnh:

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh xã hội là do đời sống tình dục phức tạp. Vì vậy, dù cho bạn đã chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng vẫn sẽ tái phát lại nếu như không từ bỏ được thói quen thiếu tính lành mạnh này.

  • Tiếp xúc với vết thương hở mang mầm bệnh:

Vi khuẩn, virus gây bệnh xã hội có trong máu nên nếu vô tình tiếp xúc với vết thương hở mang mầm bệnh, bạn sẽ tiếp tục bị mắc lại bệnh vì không có khả năng miễn nhiễm như các bệnh Thủy Đậu, Sởi nếu như cơ thể đã bị một lần.

Bệnh xã hội với phụ nữ mang thai như thế nào?

Phụ nữ mang thai là trường hợp đặc biệt, vì thế trong khuôn khổ bài viết hôm nay chúng tôi cũng xin được đề cập riêng một chút đến nhóm đối tượng này.

So với những người bình thường, nguy cơ mắc bệnh xã hội ở phụ nữ mang thai là giống nhau. Bởi vì việc mang thai không thể tạo ra lớp màng chắn ngăn chặn sự lây truyền của vi khuẩn vi rus gây bệnh.

Bệnh xã hội với phụ nữ mang thai như thế nào?

Về các dấu hiệu và triệu chứng, nếu như người bình thường khi bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh xã hội có dấu hiệu như thế nào, phụ nữ đang mang thai cũng vậy.

Điểm khác biệt là, khi bị lây truyền bệnh xã hội, ngoài việc phụ nữ mang thai phải đối diện với những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng thì cũng ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể:

  • Tăng nguy cơ xảy thai

  • Tăng nguy cơ sinh non

  • Quái thai, con sinh ra bị dị tật bẩm sinh

Ảnh hưởng đến trí não của bé, điều này chúng ta có thể nhận ra khi trẻ còn rất nhỏ, tuy nhiên một số trường hợp phải mất nhiều năm bé mới có biểu hiện rõ nét.

Nguy cơ trẻ bị chung căn bệnh xã hội mà mẹ chúng đang bị là rất cao.

Tóm lại, bệnh xã hội với phụ nữ mang thai sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé.

Để hạn chế tối đa biến chứng và hệ lụy, dù cơ thể có dấu hiệu bất thường hay không, nữ giới cũng nên đi khám sức khỏe tổng quát trước khi có ý định mang thai, nếu đã mang thai rồi thì cũng nên đến cơ sở y tế uy tín để được hướng dẫn khám sàng lọc các bệnh xã hội.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục có phải là bệnh xã hội không?

Chính xác. Bệnh lây truyền qua đường tình dục chính là một phần của bệnh xã hội.

Hy vọng rằng, sau bài viết này các bạn đã hiểu bệnh xã hội là gì, các bệnh xã hội và triệu chứng đặc thù, cũng như cách phòng ngừa bệnh. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, đừng ngại gửi phản hổi về cho Suckhoewiki nhé!

Đánh giá: 
  • Currently 8.8/10
Bệnh xã hội và các triệu chứng thường hay gặp
Điểm trung bình: 8.8 / 10 ( 12 lượt đánh giá )

Nếu thông tin hữu ích hãy Like hoặc Chia sẻ đến mọi người:

Cập nhật lần cuối: 09-03-2020