Bệnh lậu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Cùng với các bệnh xã hội như giang mai, sùi mào gà thì bệnh lậu là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm bởi tốc độ lây lan nhanh và mức độ ảnh hưởng tới người bệnh. Ngày nay bệnh lậu được xếp vào danh sách các bệnh nguy hiểm bởi tỷ lệ người mắc khá cao và bệnh đe dọa rất nhiều tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của mọi người. Cùng tìm hiểu bệnh lậu là gì, nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh để có những kiến thức chính xác bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh nguy hiểm này nhé!

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, người bệnh mắc bệnh do lây truyền trực tiếp khi có quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh. Bệnh lậu thường gây đau đớn và có những triệu chứng khác tại cơ quan sinh dục nhưng nó cũng có thể gây ra các triệu chứng và vấn đề tại trực tràng, cổ họng, khớp, mắt. Cả nam và nữ giới đều có thể mắc bệnh lậu tuy nhiên theo thống kê thì tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới.

Vi khuẩn bệnh lậu

Vi khuẩn bệnh lậu

Nguyên nhân gây bệnh lậu

Bệnh lậu xuất phát từ một loại vi khuẩn gọi là Neisseria Gonorrhoeae gây ra bệnh. Mặc dù nó lây lan qua quan hệ tình dục, nhưng không phải lây lan theo cách một người đàn ông xuất tinh và truyền cho nữ giới mà nó lây lan theo bất kỳ loại tiếp xúc tình dục nào, kể đến là:

  • Quan hệ âm đạo

  • Quan hệ qua đường hậu môn

  • Quan hệ bằng miệng

Cũng giống như các loại vi khuẩn khác, vi khuẩn lậu có khả năng lây lan qua người khác chỉ với việc chạm nhẹ vào khu vực nhiễm bệnh. Nếu bạn tiếp xúc với dương vật, âm đạo, miệng, hậu môn của người mang vi khuẩn lậu bạn có thể bị lậu ngay lập tức. Mặc dù vi khuẩn lậu không thể sống quá lâu ngoài môi trường nhưng cũng không loại trừ trường hợp bạn bị lây bệnh khi tiếp xúc niêm mạc với các đồ vật có chứa vi khuẩn. Ngoài ra phụ nữ bị bệnh lậu có thể truyền bệnh sang con khi họ sinh thường.

Những đối tượng có nhiều bạn tình hoặc không sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục sẽ có nguy cơ lây bệnh cao nhất. Cách tốt nhất để phòng chống nhiễm trùng đó là không quan hệ tình dục, chung thủy 1 vợ - 1 chồng và sử dụng bao cao su khi quan hệ.

Hình ảnh Vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae

Hình ảnh cấu trúc vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae

Các triệu chứng của bệnh lậu

Hầu hết các triệu chứng của bệnh lậu thường xuất hiện sau 2 – 14 ngày tiếp xúc với mầm bệnh nhưng cũng có những người bị nhiễm bệnh lậu nhưng lại không phát triển bệnh lý sớm. Đáng nói là những đối tượng bị lậu không có triệu chứng này vẫn dễ lây lan như thường.

Lậu Mủ nhỏ giọt tại đầu dương vật

Lậu mủ nhỏ giọt tại đầu dương vật

Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới:

Đàn ông có thể không biểu hiện các triệu chứng của bệnh lậu đáng chú ý trong vài tuần, có một số người không bao giờ phát triển các triệu chứng rõ ràng. Thông thường nhiễm trùng bắt đầu xuất hiện sau 1 tuần người bệnh bị lây truyền, dấu hiệu đáng chú ý đầu tiên ở đàn ông đó là cảm giác nóng rát và đau đớn mỗi lần đi tiểu. Sau một thời gian ngắn tiến triển bệnh lậu sẽ khiến người bệnh có các biểu hiện như:

  • Đi tiểu nhiều hơn, mỗi lần đi tiểu đau, nóng rát tại đường niệu đạo.

  • Xuất hiện mủ nhỏ giọt tại đầu dương vật, mủ có màu trắng, vàng hoặc màu be, dương vật sưng tấy, đau nhức.

  • Tinh hoàn cũng bị đau tức và sưng đỏ, việc di chuyển khó khăn vì bộ phận sinh dục sưng tấy gây khó chịu toàn thân.

  • Cổ họng đau dai dẳng.

  • Có thể xuất hiện hạch bẹn sưng đau, mưng mủ.

  • Đa số những bệnh nhân bị lậu sẽ bị mệt mỏi thường xuyên, chán ăn, một số người sốt nhẹ.

  • Vi khuẩn lậu vẫn tồn tại trong cơ thể sau khi các triệu chứng được điều trị, nhiều trường hợp bệnh lậu vẫn gây tổn thương cho cơ thể đặc biệt là niệu đạo và tinh hoàn, đau có thể lan ra cả trực tràng.

Hình ảnh triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới

Triệu chứng ở nữ giới:

Có nhiều phụ nữ không phát hiện được bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh lậu chỉ cho đến khi bệnh đã ở trong cơ thể một thời gian dài mới biết. Một số chị em khi phát hiện dấu hiệu bệnh lậu thường coi nhẹ vì nghĩ rằng đang bị viêm nhiễm âm đạo thông thường. Nhưng chính vì sự chủ quan này khiến bệnh nặng hơn và khó khăn trong việc điều trị sau này.

Một số triệu chứng chị em thường mắc phải là:

  • Dịch âm đạo tiết nhiều hơi đặc có màu trắng hoặc xanh.

  • Mỗi lần đi tiểu đau và có cảm giác nóng rát, tần suất đi tiểu thường xuyên hơn.

  • Khi bệnh nặng có thể xuất hiện những tổn thương tại âm đạo.

  • Bị đau họng như viêm họng nhưng nguyên nhân là các tổn thương xuất hiện tại họng.

  • Mỗi lần quan hệ sẽ bị đau và đau nhói ở vùng bụng dưới.

  • Bị sốt, cơ thể mệt mỏi.

Dấu hiệu và triệu chứng của lậu

Một phần tử bệnh lậu qua kính hiển vi

Một phần tử bệnh lậu qua kính hiển vi

Cách lây lan của bệnh lậu

Bệnh lậu có khả năng lây truyền trực tiếp và gián tiếp, cụ thể:

Lây truyền trực tiếp:

Chủ yếu lây qua con đường quan hệ tình dục với người đang mắc bệnh, người không bị bệnh quan hệ với người bệnh thì tỷ lệ lây nhiễm là chắc chắn. Cả nam giới và nữ giới đều mắc bệnh chủ yếu qua con đường này nhưng ở nữ giới xác xuất mắc bệnh nhỏ hơn và còn lây qua những con đường khác.

Sau khi mắc bệnh vi khuẩn lan nhanh, có thời gian ủ bệnh ngắn và sẽ phát bệnh ngay sau đó vài ngày.

Lây truyền gián tiếp:

Trường hợp lây truyền gián tiếp qua một vật trung gian, tuy trường hợp này không phổ biến nhưng cũng không phải không có. Khi tiếp xúc với những vật dụng thường ngày của người bị bệnh lậu như khăn tắm, bồn tắm, bệ toilet, quần áo…. đều có khả năng lây nhiễm bệnh.

Vi khuẩn dính lên vận dụng và lây sang bạn nhanh chóng qua sự tiếp xúc sau đó sẽ tấn công vào cơ quan sinh dục sinh ra nhiễm trùng nhanh chóng. Đối với nữ giới khi mang thai có thể lây nhiễm sang cho thai nhi.

Chuẩn đoán bệnh lậu

Chẩn đoán bệnh lậu

Theo các chuyên gia cho biết việc chẩn đoán nhiễm trùng lậu có thể thực hiện theo nhiều cách nhưng vẫn có 2 cách là xét nghiệm các bác sĩ hay chuyên gia thường hay dùng. Đó là:

Lấy chất lỏng tại vùng bị nhiễm: Bác sĩ có thể lấy mẫu chất lỏng tại khu vực có triệu chứng bệnh như dương vật, âm đạo, trực tràng, cổ họng để đặt lên kính rồi xét nghiệm. Sau khi khám lâm sàng nếu thấy có biểu hiện nhiễm trùng khớp hoặc nhiễm trùng máu, thì lúc này bác sĩ có thể sẽ lấy máu hoặc chèn kim vào vị trí khớp để rút chất lỏng tại đây đem đi xét nghiệm dưới kính hiển vi. Sau đó dùng một chất phản ứng vào mẫu và kiểm tra nó nếu tế bào có phản ứng thì rất có thể bạn đã bị nhiễm lậu.

* Ưu điểm của phương pháp này tương đối nhanh chóng và đơn giản nhưng kết quả đạt được chỉ chính xác khoảng 90% bởi đối với những đối tượng mãn tính thì tỷ lệ phát hiện sẽ thấp.

Phương pháp tiếp theo có thể sử dụng đó là nuôi cấy: Nuôi cấy mẫu vật và ủ trong điều kiện tăng trưởng hợp lý nhất vài ngày để phát hiện vi khuẩn lậu. Tuy nhiên phương pháp này khá mẫn cảm với những người bị triệu chứng bệnh nhẹ. Kết quả cuối cùng có thể sẽ phải mất đến vài ngày. Sau khi phương pháp nuôi cấy cho kết quả dương tính bác sĩ tiếp tục tiến hành thử phản ứng thuốc, dùng phương pháp khuếch tán để kiểm tra độ nhạy cảm của vi khuẩn.

Ngoài những phương pháp xét nghiệm mà chúng tôi kể trên thì còn có thể áp dụng phương pháp xét nghiệm PPNG (Penicillinase-Producing Neisseria Gonorrhoeae - Đây là 1 xét nghiệm tìm ra kiểu hình của vi khuẩn lậu cầu nhằm phát hiện sự có mặt của vi khuẩn. Để biết rõ hơn về PPNG, các bạn có thể tìm hiểu ở dưới nguồn tham khảo nhé!! ) nếu mẫu vật dương tính sẽ cho kết quả PPNG, âm tính sẽ cho kết quả N – PPNG.

Bệnh lậu có nguy hiểm không?

Bệnh lậu có nguy hiểm không? Các chuyên gia nhận định, bất kỳ bệnh xã hội nào ít nhiều cũng gây ra các vấn đề xấu ảnh hưởng đến đến tâm lý, sức khỏe và khả năng sinh sản.

Việc vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae âm thầm phát triển trong cơ thể khiến nhiều người không biết mình đang mang bệnh. Do đó, khi phát hiện các biểu hiện đặc biệt thì vi khuẩn đã gây ra những tổn thương nhất định cho cơ thể.

Biến chứng bệnh lậu ở nữ giới:

Ở nữ giới, nếu bệnh lậu nếu không được điều tri kịp thời, virus sẽ lây lan vào tử cung và ống dẫn trứng, gây ra viêm vùng chậu. Trường hợp nhẹ, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau rát khi quan hệ, chán ăn, cơ thể suy nhược. Thậm chí, khi virus phát triển mạnh sẽ làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung hoặc vô sinh cho nữ giới.

Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai, nếu mắc bệnh lậu sẽ có nguy cơ cao sảy thai, sinh nong hoặc trẻ sinh ra bị lây nhiễm bệnh từ mẹ. Do đó, đây là một căn bệnh đặc biệt nguy hiểm cho nữ giới nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Biến chứng bệnh lậu ở nam giới:

Ở nam giới, bệnh lâu còn có thể diễn biến phức tạp hơn. Theo đó, virus có thể xâm nhập vào tinh hoàn, gây viêm mào tinh, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất tinh trùng. Từ đó, nguy cơ vô sinh ở nam giới là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu chậm trễ chữa bệnh.

Ngoài ra ở cả 2 giới, tác nhân gây bệnh có thể lây lan vào máu, gây nhiễm trùng toàn thân. Điều này là đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cả cơ thể. Tình trạng viêm khớp, viêm da, suy giảm sức đề kháng là điều khó tránh khỏi.

Cách điều trị bệnh lậu

Điều trị bệnh lậu

Hiện nay do công nghệ y tế phát triển việc điều trị bệnh lậu bằng các phương pháp hiện đại được áp dụng khá nhiều tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Đối với bệnh lậu việc điều trị cần kiên trì, tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.

  1. Phương pháp phục hồi Gene DHA: Giúp tiêu diệt triệt để vi khuẩn lậu nâng cao miễn dịch của cơ thể. Tỷ lệ bệnh nhân bị lậu đều trị với biện pháp này khỏi hoàn toàn khá cao đồng thời không tái phát.

  2. Điều trị vật lý: Bằng các biện pháp thủ thuật ngoại khoa, laser, tiêm miễn dịch… có thể ngăn chặn được bệnh nhưng cũng có khả năng tái phát cao bởi không thể điều trị tận gốc.

  3. Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu là thuốc kháng sinh điều trị lậu mục đích trì hoãn bệnh, nhưng nếu ngừng thuốc bệnh sẽ lại tái phát chưa kể những tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng lâu dài.

  4. Điều trị bằng đông y: Sử dụng thuốc đông y thanh nhiệt, giải độc và kháng viêm giúp trì hoãn bệnh tuy nhiên do dược tính không ổn định việc điều trị này cần phải lâu dài, bệnh dễ tái phát.

Khám bệnh lậu ở đâu Hà Nội tốt và uy tín?

Chi phí chữa bệnh lậu ở nam và nữ giới

Phòng chống bệnh lậu

Nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn nếu bạn nằm trong các trường hợp dưới đây:

  • Còn trẻ.

  • Đang có quan hệ tình dục với bạn tình mới.

  • Đang có quan hệ tình dục với người có quan hệ tình dục với một người khác.

  • Có nhiều đối tác quan hệ tình dục.

  • Đã từng mắc bệnh lậu trước đây và được điều trị.

  • Đã có các bệnh lây lan qua đường tình dục khác.

Các chuyên gia đầu ngành cho biết bệnh lậu lây nhiễm và lan rất nhanh vì thế bất kỳ ai cũng cần phải có hiểu biết cụ thể về bệnh để phòng ngừa trước khi bệnh tấn công. Những gì bạn có thể thực hiện để phòng tránh căn bệnh này đó là:

  • Bổ sung kiến thức về bệnh lậu và các bệnh xã hội khác, khuyến khích quan hệ tình dục lành mạnh, không quan hệ tình dục với gái mại dâm.

  • Nếu nghi ngờ bị nhiễm bệnh cần đi khám chữa ngay đồng thời điều trị cả người tình đã có quan hệ tình dục với mình.

  • Chú ý tới sinh hoạt và vệ sinh cá nhân hàng ngày, không sử dụng chung đồ đạc với người khác.

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, tuy không tránh được tuyệt đối nhưng cũng có thể giảm nguy cơ lây nhiễm tới 70%.

  • Cách chắc chắn nhất là không quan hệ tình dục, có mối quan hệ chung thủy với một bạn tình duy nhất.

  • Tiến hành khám nghiệm thường xuyên để đảm bảo tình trạng sức khỏe của bản thân.

Icon bệnh lậu

Icon bệnh lậu

Kết luận

Bệnh lậu do song cầu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra, vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe và đời sống của người bệnh tuy nhiên nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể bạn sẽ được điều trị dứt điểm. Chính vì thế việc khám và thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh nếu phát hiện có bất thường của cơ thể là rất cần thiết giúp bạn phòng tránh nhiều biến chứng nguy hiểm sau này.

Audio về bệnh lậu:

Bản quyền thuộc về Suckhoewiki

Đánh giá: 
  • Currently 9.4/10
Bệnh lậu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị
Điểm trung bình: 9.4 / 10 ( 18 lượt đánh giá )

Nếu thông tin hữu ích hãy Like hoặc Chia sẻ đến mọi người:

Cập nhật lần cuối: 21-06-2021

Nguồn tham khảo
  1. 1. Bệnh lậu - Tờ Thông Tin của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC). https://www.cdc.gov/std/vietnamese/stdfact-gonorrhea-vietnamese.htm

  2. 2. Tờ dữ kiện bệnh lậu ( File PDF). https://stipu.nsw.gov.au/wp-content/uploads/Gonorrhoea-Vietnamese.pdf

  3. 3. Theo vikipedia. https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BA%ADu_m%E1%BB%A7

  4. 4. Theo Healthline. https://www.healthline.com/health/gonorrhea