Bị chậm kinh nguyệt, nguyên nhân do đâu

Mục Lục Bài Viết  [ẩn] [Hiện]

Bị chậm kinh nguyệt là gì?

Nguyên nhân bị chậm kinh nguyệt

  • Chậm kinh do mang bầu
  • Chậm kinh do sử dụng nhiều loại thuốc
  • Chậm kinh do mắc một số bệnh phụ khoa

Cần làm gì khi bị chậm kinh

Chậm kinh là tình trạng đã từng xảy ra với hầu hết chị em phụ nữ. Nhưng không phải ai cũng biết làm thế nào nếu “Bị chậm kinh nguyệt, nguyên nhân, cách chữa hiệu quả nhất” sao cho đúng. Vậy bài viết dưới đây hy vọng sẽ chia sẻ cho các chị em phụ nữ, những kiến thức xung quanh vấn đề này. 

Bị chậm kinh nguyệt, nguyên nhân, cách chữa hiệu quả nhất

Khái niệm Nguyên nhân, cách chữa hiệng tượng chậm kinh nguyệt ở nữ giới

Bị chậm kinh nguyệt là gì?

Chậm kinh là tình trạng mà bất cứ chị em phụ nữ nào cũng gặp phải trong đời. Đó là hiện tượng khi đến ngày kinh hàng tháng, mà không thấy sự xuất hiện của kinh nguyệt. Ví dụ như chu kỳ của bạn là 30 ngày, nhưng đến ngày thứ 30 mà bạn vẫn không bị kinh nguyệt, thì đó gọi là hiện tượng chậm kinh. 

Tuy nhiên không phải chị em nào cũng để ý đến chu kỳ kinh nguyệt của mình. Chỉ khi có quan hệ tình dục với bạn tình, thì chị em mới tá hỏa nếu bị châm kinh. Vậy tình trạng chậm kinh có phải do quan hệ tình dục, hay còn do những nguyên nhân nào khác. 

Nguyên nhân bị chậm kinh nguyệt

Theo nhiều chuyên gia từng nghiên cứu về vấn đề này. Hiện tượng chậm kinh không chỉ do quan hệ tình dục không an toàn, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nguyên nhân chậm kinh được xác định là rất phong phú và đa dạng. 

  • Mang bầu: Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm kinh. Vì khi bạn đã quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng các biện pháp phòng tránh). Mà xuất hiện tình trạng chậm kinh, thì khả năng cao là bạn đã mang bầu. Để chắc chắn hơn về điều này bạn cần phải thử thai chắc chắn bằng que, hoặc đến cơ sở y tế để khám xét nhằm chắc chắn điều này. 

Chậm kinh nguyệt có phải đã mang bầu

  • Thói quen sinh hoạt hàng ngày: Sử dụng nhiều đồ cay nóng, thức uống có ga, chất kích thích...Thường xuyên thức đêm, thiếu ngủ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược thần kinh. Đây cũng chính là một nguyên nhân gây ra tình trạng bị chậm kinh nguyệt.

  • Do sử dụng nhiều loại thuốc: Tác dụng phụ của các loại thuốc như: thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc chống phù nề, các loại thuốc liên quan đến tuyến giáp vv...Là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm kinh

  • Mắc một số bệnh phụ khoa: u xơ tử cung, viêm nhiễm phụ khoa, viêm buồng trứng. Đấy cũng là lý do khiến chị em bị chậm kinh. Để phát hiện được điều này bạn cần phải chú ý quan sát sức khỏe của cơ thể và một số hiện tượng khác. Ví dụ như đau âm ỉ bụng dưới, khí hư nhiều, ngứa ngáy khó chịu...Lúc này bạn nên đến ngay cơ sở y tế thăm khám và điều trị 

  • Stress, căng thẳng quá mức: Yếu tố tâm lý tác động không nhỏ đến quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Thường xuyên căng thẳng trong công việc, biến cố lớn trong chuyện tình cảm, gia đình, bạn bè. Làm cho estrogen trong quá trình kinh nguyệt không thế tái tạo được. Dẫn đến tình trạng chậm kinh nguyệt 

  • Có vấn đề về tuyến giáp: Hầu như các bệnh lý về tuyến giáp tác động rất lớn đến quá trình kinh nguyệt. Trong đó việc tăng hoặc giảm prolactin là nguyên nhân chủ yếu kéo theo tình trạng chậm kinh của phụ nữ

  •  Quá trình tăng hoặc giảm cân nhanh chóng: Việc bạn thay đổi lớn về trọng lượng cơ thể cũng là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng chậm kinh nguyệt. Nếu quá gầy thì sẽ không đủ dinh dưỡng cần thiết cho quá trình rụng trứng. Còn ngược lại, quá béo sẽ làm lượng insulin tăng cao cũng góp phần vào việc chậm kinh của nữ giới.

  • Buồng trứng đa nang: Được gây ra bởi sự rối loạn nội tiết nữ trong độ tuổi làm mẹ, có sự xuất hiện của nhiều nang nhỏ trong chính buồng trứng, cản trở sự rụng trứng. Đó là một quá trình làm cho kinh nguyệt luôn trong tình trạng chậm

Cần làm gì khi bị chậm kinh

Những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều, hầu hết mọi người đều cho rằng đó là vấn đề rất bình thường. Nhưng để tình trạng đó lâu sẽ không tốt cho bản thân. Vậy nên bạn cần đến ngay phòng khám hoặc bệnh viện để khám chữa trình trạng trên. Và tìm ra những cách chữa trị phù hợp nhất với bản thân khi có dấu hiệu chậm kinh kéo dài. Dưới đây là một số cách giúp các chị em khắc phục tình trạng chậm kinh hiệu quả.

Cách chữa trị hiệu quả nhất khi bị chậm kinh

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Những thói quen sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng kinh nguyệt không đều. Vì vậy bạn cần có thói quen sinh hoạt hợp lý như: tránh thức khuya, không sử dụng đồ cay nóng, đồ uống có ga, các chất kích thích...Nên bổ sung các loại rau củ quả tốt cho quá trình điều kinh, uống nhiều nước, ngủ sớm...Vì vậy tình trạng chậm kinh sẽ được cải thiện

  • Sắp xếp công việc một cách khoa học: Tránh tình trạng stress, căng thẳng quá mức, nên có thời gian an dưỡng để cho đầu óc thoải mái và thư giãn nhất có thể...Nhờ vậy mà tình trạng chậm kinh của bạn sẽ được cải thiện

  • Luyện tập thể dục: Đây cũng là một phương pháp để tránh được tình trạng chậm kinh nguyệt. Các bài tập nhẹ, những buổi chạy làm giãn cơ thể vô cùng tốt trong quá trình điều hòa kinh nguyệt.

  • Nếu một trong những nguyên nhân của tình trạng chậm kinh là tác dụng phụ của thuốc. Thì bạn nên ngưng ngay việc sử dụng nó và đến cơ sở y tế để được sự tham vấn của bác sĩ. 

  • Đi khám phụ khoa định kỳ: Đây là một trong những cách phát hiện cơ thể có dấu hiệu gì của bị chậm kinh hay không. Ngoài ra nó còn rất tốt cho sự phát hiện những bệnh phụ khoa khác.

  • Tăng cường sử dụng các loại thuốc bổ, thực phẩm tốt cho điều kinh: Ngải cứu, diếp cá, đinh lăng, vừng, mè, gừng, nha đam...

  • Nếu tình trạng chậm kinh kéo dài từ 3 đến 6 tháng thì cần đến ngay bác sĩ để được tư vấn và trị liệu hiệu quả nhất.

Từ những điều chia sẻ trên về kiến thức “ bị chậm kinh nguyệt, nguyên nhân, cách chữa hiệu quả nhất” Đã cho những chị em phụ nữ nhiều điều bổ ích mà trước nay chưa biết đến. Giúp cho một nửa thế giới luôn khỏe mạnh và xinh đẹp hơn. Chúc các bạn thành công!

Đánh giá: 
  • Currently 8.8/10
Bị chậm kinh nguyệt, nguyên nhân do đâu
Điểm trung bình: 8.8 / 10 ( 12 lượt đánh giá )

Nếu thông tin hữu ích hãy Like hoặc Chia sẻ đến mọi người:

Cập nhật lần cuối: 01-10-2020