Nam giới bị bệnh vô sinh có chữa được không?

Nam giới bị bệnh vô sinh có chữa được không và điều trị vô sinh hiếm muộn bằng phương pháp nào để sớm đem lại hiệu quả sẽ là thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ. Cũng là lời giải đáp gửi tới bạn đọc có câu hỏi dành cho các chuyên gia của chúng tôi.

Thưa bác sĩ, tôi và chồng kết hôn được gần 2 năm nay nhưng vẫn chưa có con. Ban đầu cứ nghĩ là do chồng tôi đi làm xa, một tháng về nhà vài lần nên vậy. Thế nhưng, 1 năm trở lại đây chồng tôi ở nhà và cả 2 vợ chồng sinh hoạt đều đặn nhưng vẫn chưa có tin vui. Tôi lo lắng tìm kiếm thông tin trên mạng thì được biết được đây chính là tình trạng vô sinh, xuất phát từ một bên hoặc cả 2 vợ chồng. Bác sĩ sức khỏe online cho tôi hỏi bệnh vô sinh có chữa được không? Chữa vô sinh như thế nào?” T.T, 0986495***

vo-sinh-chua-duoc-khong

Vô sinh là gì?

Vô sinh là tình trạng mà cả 2 vợ chồng có quan hệ tình dục đều đặn, không sử dụng biện pháp nhưng vẫn không có thai sau ít nhất 1 năm. So với trước đây, số lượng các cặp đôi bị vô sinh đang ngày càng gia tăng và trở thành nỗi lo cho nhiều người.

Nguyên nhân khiến các cặp đôi không có con có thể xuất phát từ người vợ, người chồng hoặc do cả hai. Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân vô sinh ở nam giới, bao gồm cả nguyên nhân bẩm sinh và thứ phát.

Nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới:

Nguyên nhân đầu tiên khiến nam giới bị vô sinh hiếm muộn chính là số lượng tinh trùng ít, chất lượng kém. Điều này có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá, các vấn đề về tâm lý hoặc do bẩm sinh. Ngoài ra, vô sinh ở nam giới cũng có thể bắt nguồn từ các bệnh lý như: giãn tĩnh mạch thừng tinh, xoắn tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, viêm tinh hoàn, suy tuyến sinh dục.

Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới:

Ở nữ giới, nguyên nhân gây vô sinh thường khó xác định hơn. Chị em khó mang thai có thể do gặp các vấn đề về nội tiết tố, hormone sinh dục nữ không cân bằng, ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng và thụ tinh. Ngoài ra, các bệnh phụ khoa như: u xơ tử cung, viêm tắc vòi trứng, viêm buồng trứng, viêm vùng chậu… cũng là nguyên nhân gây vô sinh cho nữ giới.

Bên cạnh đó, nếu chị em lạm dụng thuốc tránh thai hoặc từng nạo phá thai không an toàn thì nguy cơ vô sinh là rất lớn. Do đó, nữ giới cần hết sức lưu ý vì sau độ tuổi 40, khả năng thụ thai sẽ giảm đi đáng kể.

Nam giới bị bệnh vô sinh có chữa được không?

Những cặp vợ chồng gặp khó khăn về đường con cái thường lo lắng, thắc mắc về việc bệnh vô sinh có chữa được không? Theo các chuyên gia, vô sinh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm.

Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa vô sinh hiện đại, mang lại hiệu quả cao đang được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện, phòng khám vô sinh ở Hà Nội uy tín. Do đó, nam và nữ giới không cần quá lo lắng hay nôn nóng quá mức về cách điều trị. Tuy nhiên, để mang lại kết quả tốt nhất, các cặp vợ chồng nên đi cùng nhau đến các cơ sở y tế để được thăm khám bệnh càng sớm càng tốt.

vo-sinh-co-chua-duoc-khong

Theo đó, sau khi tư vấn về bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cặp đôi làm các xét nghiệm chẩn đoán vô sinh như: xét nghiệm máu, nội tiết tố, tinh dịch đồ, khám nam khoa/ phụ khoa, siêu âm, chụp tử cung vòi trứng… Từ đó, mới có thể xác định chính xác nguyên nhân gây vô sinh là gì và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Chữa bệnh vô sinh cần một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì và hợp tác của người bệnh với bác sĩ. Do đó, nam giới bị vô sinh có chữa được không còn phụ thuộc rất lớn vào ý chí của người bệnh.

Các phương pháp chữa vô sinh hiệu quả hiện nay

Vô sinh có chữa được không hiện không còn là nỗi lo của nhiều người bệnh khi mà hiện nay y học đang rất phát triển, nhiều phương pháp điều trị tiên tiến, hiện đại được ứng dụng thành công. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ tư vấn nam học sẽ đưa ra phác đồ phù hợp. Do đó, việc tự ý điều trị tại nhà khi chưa biết rõ nguyên nhân, tình trạng bệnh và tính khoa học của phương pháp sẽ khiến bệnh nam học trở nên nặng hơn, thậm chí là không thể điều trị khỏi được nữa.

Một số phương pháp điều trị vô sinh hiệu quả hiện nay như:

1. Phẫu thuật chữa hiếm muộn

Đây là phương pháp được chỉ định cho những bệnh nhân bị vô sinh hiếm muộn do mắc phải các bệnh lý phụ khoa, nam khoa. Nhìn chung, với nguyên nhân này việc điều trị không quá khó khăn, đa phần sau khi tiến hành phẫu thuật khoảng vài tháng nữ giới có thể có thai bình thường.

Các bệnh nam khoa, phụ khoa gây vô sinh hiếm muộn đều được phát hiện ở giai đoạn nặng. Vì vậy, việc dùng thuốc gần như không mang lại tác dụng. Theo đó, các bệnh gây biến chứng vô sinh ở nữ giới phải kể đến như: viêm tắc ống dẫn trứng, u nang buồng trứng, u xơ tử cung. Ở nam giới thường là các bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh hoàn ẩn, xoắn tinh hoàn.

2. Phương pháp kích thích rụng trứng

Phương pháp kích thích rụng trứng là phương pháp điều trị vô sinh cho nữ giới bị rối loạn nội tiết tố. Tức là các trường hợp bị rụng trứng không đều hoặc không rụng trứng khiến khả năng tinh trùng gặp trứng và thụ thai thấp.

Phương pháp này không cần thiết phải tiến hành phẫu thuật mà chỉ dùng một số loại thuốc để kích thích quá trình rụng trứng. Thường thì sẽ được kết hợp chung với các phương pháp điều trị vô sinh khác để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Nên nhớ không được tự ý mua và dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ vì sẽ khiến bệnh nặng hơn, nguy cơ xảy ra một số các biến chứng nghiêm trọng khác là rất lớn.

3. Chữa vô sinh hiếm muộn bằng cách bơm tinh trùng

Bơm tinh trùng vào tử cung là phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn phổ biến hiện nay. Theo đó, các bác sĩ phòng khám Hưng Thịnh Hà Nội sẽ lựa chọn các tinh trùng khỏe mạnh đã được làm sạch của người chồng bơm vào tử cung của người vợ ở thời điểm rụng trứng. Ngoài ra, để năng khả năng thụ thai, chị em có thể được chỉ định sử dụng thêm một số loại thuốc kích thích buồng trứng.

benh-vo-sinh-co-chua-duoc-khong

Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp nam giới có số lượng và chất lượng tinh trùng không đảm bảo, chồng bị xuất tinh sớm hoặc vợ chồng không có khả năng quan hệ vì dị tật, chấn thương. Quá trình bơm tinh trùng diễn ra trong khoảng vài phút nên người bệnh có thể ra về ngay sau đó.

Phương pháp mang lại hiệu quả thụ thai cao nhất cho những nữ giới ở độ tuổi dưới 35 với tỷ lệ khoảng 16 - 20%. Từ 39 tuổi trở đi, tỷ lệ này càng giảm dần nên với những nữ giới hơi lớn tuổi đây là phương pháp không được các bác sĩ blog wiki khuyến khích lựa chọn.

4. Điều trị vô sinh nam bằng thụ tinh trong ống nghiệm

Vô sinh hoàn toàn có thể chữa được nếu các cặp vợ chồng phát hiện sớm và thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là phương pháp được áp dụng nhiều với tỷ lệ thành công cao nhất hiện nay.

Thụ tinh trong ống nghiệm chính là việc cho trứng và tinh trùng kết hợp với nhau ngoài cơ thể. Theo đó, sau khi trứng rụng và trưởng thành sẽ được lấy ra khỏi buồng tử cung và tiến hành thụ tinh trong phòng thí nghiệm với tinh trùng của người chồng đã được lấy trước đó. Sau khi phôi thai được hình thành, bác sĩ sẽ chuyển lại vào bên trong tử cung để người vợ bắt đầu mang thai bình thường.

Phương pháp này áp dụng cho trường hợp người vợ bị tắc hai vòi trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc người chồng không có tinh trùng, tinh trùng yếu và ít. Ngoài ra, những trường hợp bơm tinh trùng vào buồng tử cung nhiều lần nhưng thất bại, vô sinh không rõ nguyên nhân cũng được chỉ định thực hiện phương pháp này.

Tỷ lệ mang thai của người vợ khi điều trị bằng phương pháp này là rất cao. Tuy nhiên, phương pháp yêu cầu cao về trình độ năng lực chuyên môn của bác sĩ và hệ thống máy móc. Vì vậy, các cặp đôi cần lưu ý, lựa chọn các bệnh viện, phòng khám bệnh nam khoa uy tín, chất lượng để điều trị bệnh được an toàn, hiệu quả.Trên đây là những giải đáp xung quanh thắc mắc bệnh vô sinh có chữa được không và cách chữa bệnh vô sinh hiệu quả hiện nay. Bên cạnh việc tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học để tăng cường sức khỏe và khả năng thụ thai.

Đánh giá: 
  • Currently 8.5/10
Nam giới bị bệnh vô sinh có chữa được không?
Điểm trung bình: 8.5 / 10 ( 9 lượt đánh giá )

Nếu thông tin hữu ích hãy Like hoặc Chia sẻ đến mọi người:

Cập nhật lần cuối: 03-01-2020