Lúc nào cũng có cảm giác buồn tiểu là bị bệnh gì?

Lúc nào cũng có cảm giác buồn tiểu hoài hay mắc tiểu liên tục không những khiến bạn lo lắng, khó chịu mà còn ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh hoạt hàng ngày. Để tìm hiểu tường tận về vấn đề sức khỏe này, mời bạn đọc theo dõi thông tin bài viết dưới đây.

Cảm giác mắc tiểu liên tục

Bình thường, khi bàng quang chứa một lượng nước tiểu nhất định, khoảng từ 250 - 300ml sẽ bắt đầu gây ra những kích thích khiến cơ thể cảm thấy buồn tiểu và cần đi tiểu. Theo nghiên cứu của Hội Niệu học quốc tế, trung bình một người trưởng thành sẽ đi tiểu khoảng 6 - 8 lần mỗi ngày.

luc-nao-cung-co-cam-giac-buon-tieu

Tuy nhiên, đây không phải là con số tuyệt đối, số lần đi tiểu của mỗi người là khác nhau. Với những người thường xuyên sử dụng rượu, bia, cà phê… sẽ có tần suất đi vệ sinh cao hơn bình thường. Nguyên nhân là bởi các chất kích thích này gây ra những tác động mạnh đến bàng quang, gây cảm giác mắc tiểu liên tục.

Ngoài ra, độ nhạy cảm của bàng quang ở mỗi người cũng khác nhau. Có người uống nhiều nước nhưng số lần đi tiểu lại ít hơn cả những người uống ít nước. Tuy nhiên, nhìn chung nếu số lần đi tiểu nhiều hơn 10 lần một ngày và kéo dài liên tục thì chứng tỏ bạn đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là về thận, bàng quang và hệ tiết niệu.

Lúc nào cũng có cảm giác buồn tiểu là bị bệnh gì?

Theo các chuyên gia suckhoe, lúc nào cũng có cảm giác buồn tiểu không phải là bệnh lý. Thế nhưng, việc mắc tiểu liên tục lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu không phải do uống nhiều nước, sử dụng nhiều chất kích thích hoặc phụ nữ đang mang thai thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nhìn chung, cảm giác mắc tiểu liên tục có thể dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm như:

1. Mắc tiểu liên tục do bệnh viêm đường tiết niệu

Đây là những bộ phận có chức năng chính trong việc lọc, vận chuyển và đào thải nước tiểu ra khỏi cơ thể. Vì vậy, những thay đổi về đường tiểu, nước tiểu nhiều khả năng liên quan đến hệ tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh gặp ở cả nam và nữ nhưng phổ biến hơn ở nữ giới. Bệnh là tình trạng vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm tại đường tiết niệu.

Tuy không đe dọa trực tiếp tới tính mạng nhưng nếu mắc bệnh viêm đường tiết niệu, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Ở nam giới, bệnh có thể dẫn đến viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, áp xe tuyến tiền liệt…làm tắc ống dẫn tinh gây vô sinh hiếm muộn. Ở nữ giới, bệnh gây suy thận, tắc vòi trứng, sinh non, sảy thai…Vì vậy, đây là căn bệnh cần được theo dõi sát sao.

Một số dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu:

Cảm giác mắc tiểu liên tục, tiểu lắt nhắt, tiểu buốt ra máu, cảm giác tiểu không hết.

Nước tiểu đục, tiểu mủ, nước tiểu lẫn máu hoặc có mùi hôi khai nặng.

Đau bụng dưới, đau vùng hông lưng.

Một số người bệnh có biểu hiện sốt cao, môi khô, ớn lạnh người…

2.  Sa tử cung gây mắc tiểu liên tục

Nếu nữ giới thường xuyên có cảm giác mắc tiểu liên tục thì cần chú ý bởi nguy cơ sa tử cung là rất cao. Đặc biệt với những chị em sau sinh, sinh thường, thời gian chuyển dạ lâu hoặc thai nhi có cân nặng lớn khi sinh thường thì khả năng bị sa tử cung lại càng cao hơn.

cam-giac-mac-tieu-lien-tuc

Việc rặn mạnh trong quá trình sinh nở khiến tử cung bị sa xuống phía dưới kéo theo cả bàng quang. Khi bàng quang sa vào ống âm đạo sẽ bị chèn ép và gây ra cảm giác mắc tiểu liên tục.  Lượng tiểu mỗi lần rất ít và có thể tiểu mất tự chủ khi người bệnh cười to, ho mạnh hoặc rùng mình.

Sa tử cung kéo dài khiến sức khỏe nữ giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo đó, tình trạng sưng loét tử cung, nhiễm trùng hoặc mưng mủ tử cung, bàng quang là rất lớn, làm tăng nguy cơ vô sinh.

3. Cảm giác mắc tiểu liên tục do bệnh tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là bộ phận nằm ở phía dưới bàng quang và bao quanh đầu của niệu đạo. Đây là cơ quan chỉ có riêng ở nam giới, có chức năng tiết dịch để bảo vệ tinh trùng khỏi các tác nhân gây bệnh. Tuyến tiền liệt có quan hệ mật thiết với bàng quang và niệu đạo. Vì vậy, nếu nam giới mắc các bệnh về tuyến tiền liệt sẽ gây ra những bất thường cho hoạt động đào thải nước tiểu, khiến người bệnh có cảm giác mắc tiểu hoài.

Một số bệnh về tuyến tiền liệt:

Viêm tiền liệt tuyến: Thường gặp ở nam giới ở độ tuổi trung niên. Nguyên nhân gây bệnh là do sự xâm nhập của vi khuẩn do quan hệ tình dục không an toàn hoặc vệ sinh dương vật không đúng cách. Biểu hiện ban đầu của bệnh là: mắc tiểu liên tục, đau rát khi tiểu, nước tiểu có màu đục có thể kèm theo máu.

U xơ tuyến tiền liệt: Là tình trạng tuyến tiền liệt phát triển quá mức do sự xuất hiện của các khối u xơ bên trong. Điều này sẽ gây chèn ép cho bàng quang và niệu đạo gây có cảm giác mắc tiểu hoài, tiểu không tự chủ, tiểu ra máu.

Không chỉ gây ra các bệnh viêm đài bể thận, suy thận, viêm đường tiết niệu… Các khối u xơ tuyến tiền liệt có thể biến chứng thành u ác tính, gây ung thư, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

4. Mắc tiểu liên tục do bệnh tiểu đường

Ít ai biết rằng tiểu nhiều lần trong ngày cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Điều này khiến các thận phải chịu nhiều áp lực, làm việc nhiều hơn, khiến người bệnh lúc nào cũng có cảm giác buồn tiểu.

Thông thường, người mắc bệnh tiểu đường sẽ đi tiểu trên 10 lần mỗi ngày, hơi thở có mùi, tê bì chân tay, suy giảm thị lực, sụt cân mất kiểm soát…Tiểu đường kéo dài sẽ dẫn đến các bệnh về tim mạch, thần kinh, thận, mắt…nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

5. Hay mắc tiểu do mắc các bệnh về thận

Thận là cơ quan thuộc hệ tiết niệu, có chức năng lọc máu và các chất thải. Đồng thời điều hòa thể tích máu, kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể bằng cách sản xuất nước tiểu. Vì vậy, khi uống nhiều nước, số lần đi tiểu và lượng nước tiểu thải ra mỗi ngày sẽ cao hơn.

Tuy nhiên, nếu lúc nào cũng có cảm giác buồn tiểu thì nhiều khả năng thận của bạn đang gặp phải các vấn đề xấu. Cụ thể, một số bệnh về thận gây cảm giác mắc tiểu liên tục như:

Hội chứng thận hư:

Thận hư không phải là bệnh mà là một hội chứng, khi các mạch máu nhỏ (cầu thận) bị phá bỏ. Điều này khiến thận bài tiết quá nhiều protein và nước tiểu ra khỏi cơ thể. Lượng protein trong máu giảm gây hiện tượng phù nề, ban đầu thường ở mắt cá chân, mắt, bàn tay, chân, sau đó lan ra bụng và toàn thân. Hội chứng thận hư nếu không được điều trị sớm sẽ gây suy thận, người bệnh sẽ đứng trước nguy cơ lọc - chạy thận.

Sỏi thận:

Sỏi thận là tình trạng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận dưới dạng thể rắn. Kích thước của các viên sỏi thận có thể nhỏ và có thể được tống ra ngoài khi người bệnh đi tiểu. Tuy nhiên, có những trường hợp sỏi thận lên tới vài cm gây cọ xát thận và làm tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu, gây tiểu lắt nhắt nhiều lần.

Suy thận

Tình trạng suy giảm chức năng của thận được, tổn thương thận được gọi chung là suy thận. Nguyên nhân gây bệnh thường do mắc các bệnh lý về thận trước đó như: sỏi thận, thận hư, viêm cầu thận… Suy thận khiến cho quá trình lọc máu bị suy giảm, các chất độc hại sẽ ở lại trong cơ thể và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Người bị suy thận sẽ có cảm giác mắc tiểu hoài, đặc biệt là vào ban đêm, chân tay và mặt sưng phù, hơi thở có mùi, cơ thể mệt mỏi… Vì vậy, nếu thấy bản thân có một số các dấu hiệu bất thường trên cần nhanh chóng đến các địa chỉ khám nam khoa tại Hà Nội để kiểm tra, kịp thời phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

mac-tieu-lien-tuc

Làm gì khi có cảm giác mắc tiểu liên tục

Theo các chuyên gia, mắc tiểu liên tục nếu chỉ kéo dài trong vòng 1 - 2 ngày thì không cần quá lo lắng, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này, bạn tuyệt đối không được chủ quan. Tốt nhất nên chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân bằng các việc làm sau đây:

1. Nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra

Như đã đề cập phía trên, hay mắc tiểu có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều người còn chủ quan, tự ý điều trị khi chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì. Điều này không chỉ gây tốn kém thời gian và chi phí điều trị mà sức khỏe người bệnh sẽ bị đe dọa nghiêm trọng hơn.

Người bệnh nên trực tiếp tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ tiến hành siêu âm, xét nghiệm sớm. Từ đó mới có thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị nội khoa hay ngoại khoa. Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị bệnh, không tự ý mua hoặc dùng thuốc bên ngoài, không áp dụng các phương pháp chữa trị khác khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Ngoài ra, nếu bản thân có các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần thông báo nhanh chóng cho bác sĩ và đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.

2. Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý

Bên cạnh việc tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề sau đây để nâng cao hiệu quả điều trị, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể:

Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có gas, các đồ ăn có tính acid.

Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ giúp nhuận tràng, giúp cơ thể đào thải các chất cặn bã tổ hơn, giảm áp lực làm việc cho thận.

Khi mắc tiểu liên tục không nên uống quá nhiều nước, gây áp lực cho bàng quang.

Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn.

Tránh căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng kéo dài gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hoạt động của hệ nội tiết.

Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện các dấu hiệu bất ổn của cơ thể.

Hy vọng với những giải đáp của các chuyên gia về thắc mắc lúc nào cũng có cảm giác buồn tiểu hoài là làm sao trên đây đã mang đến những thông hữu ích cho bạn đọc. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn đọc hãy gọi điện tới hotline: 037 876 3928 hoặc chat qua khung chat bên dưới. Các chuyên gia sẽ có câu trả lời nhanh chóng, cụ thể và hoàn toàn miễn phí gửi đến bạn.

Đánh giá: 
  • Currently 10/10
Lúc nào cũng có cảm giác buồn tiểu là bị bệnh gì?
Điểm trung bình: 10 / 10 ( 28 lượt đánh giá )

Nếu thông tin hữu ích hãy Like hoặc Chia sẻ đến mọi người:

Cập nhật lần cuối: 14-12-2019