Bệnh trĩ nội độ 1 và cách chữa trị hiệu quả

Biểu hiện của bệnh trĩ nội độ 1 là gì, dấu hiệu và cách chữa bệnh trĩ nội cấp độ 1 như thế nào là băn khoăn của không ít người khi mắc phải bệnh. Trong bài viết ngày hôm nay, Sức khỏe Wiki sẽ giúp bạn tìm hiểu về bệnh trĩ nội độ 1.

Bệnh trĩ là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh ở hậu môn trực tràng, những người thường xuyên táo bón, đứng lâu, ngồi nhiều là đối tượng mắc bệnh trĩ chủ yếu. Bệnh trĩ được chia thành 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại tùy thuộc vào vị trí xuất hiện của búi trĩ. Trĩ nội độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh trĩ nội, nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ rất nhanh chóng, dễ dàng.

benh-tri-noi-do-1

Bệnh trĩ nội độ 1 là gì?

Bệnh trĩ nội là tình trạng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị căng giãn quá mức và phình to từ đó hình thành búi trĩ, bao bọc búi trĩ là niêm mạc. Ban đầu, búi trĩ chỉ là một cục thịt rất nhỏ nằm ở dưới đường lược. Theo thời gian, các triệu chứng bệnh trĩ nội càng thêm nghiêm trọng, kích thước búi trĩ gia tăng và sa ra bên ngoài làm tăng nguy cơ hoại tử, bội nhiễm búi trĩ thậm chí gây ung thư trực tràng vô cùng nguy hiểm.

Bệnh trĩ nội độ 1 là giai đoạn đầu tiên cũng là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh trĩ nội với dấu hiệu đặc trưng là tình trạng đại tiện ra máu, cảm giác đau rát rất nhẹ khi đi cầu, lượng máu ban đầu chỉ là vài giọt có lẫn trong phân hoặc thấm vào giấy vệ sinh. Nhưng nếu không được chữa trị, bệnh trĩ nội độ 1 sẽ chuyển nặng, máu chảy thành dòng, thành tia khi người bệnh đi vệ sinh sẽ kèm theo hiện tượng sa búi trĩ.

Ngoài ra, người bị trĩ nội độ 1 còn có cảm giác ngứa ngáy ở hậu môn, táo bón kéo dài và dịch nhầy tiết ra khiến hậu môn ẩm ướt. Giới chuyên môn nhận định, các triệu chứng trĩ nội độ 1 khá mờ nhạt và khó nhận biết, do đó khi có các biểu hiện trên hầu hết người bệnh đều chủ quan, nghĩ rằng táo bón bình thường sẽ tự nhiên khỏi. Tuy nhiên, trên thực tế đây lại là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đã mắc trĩ nội độ 1 không thể xem thường. 

Bệnh trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không?

benh-tri-noi-do-1-co-nguy-hiem-khong

Bệnh trĩ nội cấp độ 1 không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh nhưng lại gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh tự ti, đau đớn khi đi đại tiện, đại tiện ra máu khiến người bệnh phải đối mặt với tình trạng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt…

Chưa kể đến việc, nếu trĩ nội độ 1 không được chủ động điều trị sớm hoặc việc điều trị không đúng cách sẽ diễn tiến nguy hiểm, chuyển sang trĩ nội độ 2, độ 3, độ 4 (giai đoạn cuối của trĩ nội) và gây ra nhiều tác hại như: mất máu trầm trọng, sa búi trĩ, nghẹt búi trĩ, hoại tử búi trĩ, ung thư trực tràng,… vô cùng nguy hiểm.

Ngoài ra, bệnh trĩ nội khi biến chứng có thể khiến chức năng hậu môn của bệnh nhân bị rối loạn do hậu môn bị co lại, cơ hậu môn bị xâm lấn khiến người bệnh không tự chủ được khi đi đại tiện. Bên cạnh đó, bệnh trĩ nội ở giai đoạn nặng, búi trĩ luôn trong tình trạng lở loét sẽ tiết ra các chất dịch nhầy xung quanh hậu môn sẽ làm khởi phát các căn bệnh da liễu.

Như vậy, bệnh trĩ nội độ 1 không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng lại gián tiếp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sức khỏe. Nhất là khi vị trí mang bệnh lại rất nhạy cảm khiến người bệnh tự ti, xấu hổ, không dám đi khám chữa. Chỉ khi bệnh đã chuyển nặng, các búi trĩ đã sa ra bên ngoài hậu môn khiến người bệnh “mất ăn mất ngủ” thì mới vội vàng đi chạy chữa. Tuy nhiên, việc chữa trị dứt điểm bệnh trĩ lúc này là vô cùng khó khăn, tốn kém. Chính vì vậy, đứng ở cương vị người thầy thuốc chúng tôi khuyến cáo bạn đọc nên chủ động phòng ngừa và kịp thời thăm khám, điều trị khi có dấu hiệu của bệnh trĩ nội tránh tình trạng bệnh để lâu sẽ biến chứng nguy hiểm.

Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 như thế nào?

cach-dieu-tri-benh-tri-noi-do-1

Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị bệnh trĩ nội độ 1, nhưng tùy thuộc vào mức độ và tình hình sức khỏe của người bệnh mà sau thăm khám bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị riêng phù hợp với từng trường hợp người bệnh.

Với các trường hợp bệnh trĩ nội đã chuyển nặng, búi trĩ đã sa ra ngoài ống hậu môn và phải dùng tay mới nhét vào trong được thì người bệnh buộc phải thực hiện tiểu phẫu cắt búi trĩ thì mới có thể điều trị trĩ tận gốc. Tuy nhiên, với các trường hợp trĩ nội độ 1 thì bạn có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn mà không cần phẫu thuật.

Để việc chữa trĩ nội độ 1 đạt hiệu quả tốt nhất người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc điều trị sớm và kiên trì trong thời gian dài. Để chữa trĩ nội độ 1, bạn có thể sử dụng các loại thuốc đông y hoặc các mẹo dân gian như: tăng cường sử dụng rau diếp cá bằng cách ăn sống hoặc uống nước hàng ngày, bổ sung rau răm, đu đủ xanh và các thực phẩm giàu chất xơ, giúp nhuận tràng vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày, xông hậu môn với lá trầu không để sát khuẩn, chống viêm,… sử dụng Đương Quy giúp bổ máu, hoạt huyết, Magie giúp nhuận tràng, …

Ngoài ra, người bệnh có thể chữa trĩ nội độ 1 bằng thuốc Tây, các loại thuốc này thường được bào chế dưới dạng uống, đặt với tác dụng tiêu viêm, giảm đau, khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu. 

Người bệnh cũng cần lưu ý: Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa bệnh trĩ nội độ 1 về sử dụng khi chưa có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tránh tình trạng người bệnh dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc khiến quá trình điều trị phản tác dụng, trong suốt quá trình điều trị cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng, giảm liều lượng thuốc hay tự ý bỏ dở giữa chừng.

Lời khuyên của chuyên gia cho người bệnh trĩ

Để hỗ trợ quá trình điều trị trĩ nội độ 1 tiến triển nhanh cũng như phòng ngừa bệnh trĩ tái phát, người bệnh cũng đừng quên: 

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, uống đủ nước, bổ sung các loại rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt vào thực đơn ăn uống đồng thời hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, tránh đồ cay nóng, rượu bia và các chất kích thích.

- Chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc, đúng giờ, không lao động quá sức, tránh đứng lâu, ngồi nhiều,…

- Chế độ vận động: Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao các môn nhẹ nhàng, tốt cho sức khỏe như: bơi lội, đi bộ,… tránh các môn thể thao phải hoạt động với cường độ cao như: điền kinh, đi xe đạp…

- Tập thói quen đi đại tiện khoa học, tốt nhất nên đi đại tiện hàng ngày vào một khung giờ nhất định để hệ tiêu hóa hoạt động được tốt hơn.

- Vệ sinh thân thể, vệ sinh hậu môn sạch sẽ nhất là sau khi đi đại tiện.

- Chủ động thăm khám ngay khi có dấu hiệu của bệnh, tuyệt đối không e ngại, chần chừ việc khám chữa.

Hi vọng với những chia sẻ về bệnh trĩ nội độ 1 và cách chữa trên đây đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích, để có được hướng xử lý bệnh hiệu quả nhất. Tốt hơn hết, bạn nên chủ động tìm đến các địa chỉ chữa bệnh trĩ uy tín khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường, tránh tình trạng bệnh biến chứng thành ung thư trực tràng vô cùng nguy hiểm.

Đánh giá: 
  • Currently 8.7/10
Bệnh trĩ nội độ 1 và cách chữa trị hiệu quả
Điểm trung bình: 8.7 / 10 ( 11 lượt đánh giá )

Nếu thông tin hữu ích hãy Like hoặc Chia sẻ đến mọi người:

Cập nhật lần cuối: 01-06-2020