8 cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà hiệu quả
- Tác giả:  Hải Yến
- Tham vấn y khoa:  BS. Bùi Văn Dũng
Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà như thế nào hiệu quả là vấn đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc. Mặc dù, không phải là bệnh nan y "vô phương cứu chữa" nhưng dấu hiệu bệnh trĩ ngoại tồn tại ngay ở thành hậu môn khiến người bệnh chịu không ít đau đớn và bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây, Sức khỏe Wiki xin được chia sẻ 8 cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà được nhiều người áp dụng đã thu được tín hiệu khả quan. Cùng tìm hiểu nhé!
Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý xuất hiện ở vùng hậu môn – trực tràng, được chia thành trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp tùy thuộc vào vị trí xuất hiện búi trĩ.
Trong khi bệnh trĩ nội xuất hiện ở bên trong ống hậu môn thì bệnh trĩ ngoại là trường hợp các dấu hiệu của bệnh trĩ xuất hiện ở ngay bên ngoài hậu môn, khiến người bệnh vô cùng khó chịu, đau đớn nhất là khi có cọ xát trong sinh hoạt hàng ngày do đó việc chữa trị nên được tiến hành càng sớm càng tốt.
Có thể bạn quan tâm:
8 cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà hiệu quả
Vậy điều trị trĩ ngoại bằng cách nào hiệu quả hay bài thuốc chữa bệnh trĩ ngoại dân gian nào tốt là mối quan tâm của không ít người bệnh khi muốn tự chữa trị bệnh trĩ tại nhà. Cùng tham khảo 8 cách điều trị bệnh trĩ ngoại đơn giản mà Sức khỏe Wiki chia sẻ dưới đây nhé các bạn.
1. Chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà với lá trầu không
Một trong những cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà được nhiều người áp dụng chính là việc sử dụng lá trầu không.
Theo kết quả nghiên cứu của chuyên gia cho thấy, trong thành phần của lá trầu không có chứa một lượng lớn tinh dầu có đặc tính kháng sinh, kháng nấm, ức chế các vi khuẩn và liên cầu khuẩn hiệu quả. Vì lẽ đó, loại thảo dược thông dụng này thường được sử dụng để điều chế các loại thuốc chữa bệnh như: chữa ho, kháng viêm, kháng nấm, dùng vệ sinh vùng kín và đặc biệt lá trầu không chữa trĩ ngoại rất tốt.
Để chữa bệnh trĩ với lá trầu không, bạn có thể thực hiện theo 2 cách:
Cách 1: Dùng lá trầu không rửa sạch, đun sôi, để nguội bớt rồi ngâm hậu môn trực tiếp vào nước này.
Cách 2: Lá trầu không mang rửa sạch, vò nát đun sôi, cho thêm ít muối và dùng để xông trực tiếp thành hậu môn.
Thực hiện kiên trì 2 – 3 lần/tuần tình trạng bệnh trĩ của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.
2. Cách chữa trĩ ngoại hiệu quả với nha đam
Không chỉ là “thần dược” cho các chị em trong việc làm đẹp, nha đam còn được sử dụng giúp điều trị trĩ ngoại hiệu quả. Theo lý giải của chuyên gia, nha đam có khả năng giảm bớt triệu chứng trĩ ngoại nhờ hoạt chất Bradykinase có trong thành phần, giúp kháng viêm, giảm cảm giác ngứa ngáy, đau rát hậu môn và hỗ trợ làm teo búi trĩ hiệu quả.
Người bệnh có thể dùng nha đam để điều trị trĩ ngoại bằng cách đun nước uống trực tiếp hoặc dùng phần gel nha đam thoa lên vùng hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ, sau đó rửa lại với nước sạch. Thực hiện 2 lần/tuần, kiên trì trong khoảng 1 tháng, bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được sự chuyển biến tích cực.
3. Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng quả sung
Trong các bài thuốc trị bệnh trĩ ngoại tại nhà thì sử dụng quả sung là một trong những sự lựa chọn được nhiều người áp dụng nhờ tính đơn giản, dễ áp dụng, hiệu quả cao nhất là với các bệnh nhân trĩ độ 1, độ 2.
Người bệnh trĩ có thể sử dụng quả sung làm như một loại thực phẩm có trong mỗi bữa ăn, phần nhựa sung có thể dùng thoa trực tiếp vào búi trĩ ngoại hoặc lấy lá sung rửa sạch, đun sôi, để nguội bớt thì dùng ngâm hậu môn. Các cách này không chỉ giúp người bệnh giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, đau rát mà còn giảm bớt tình trạng sưng đau và chảy máu búi trĩ.
4. Lá diếp cá – Thuốc chữa bệnh trĩ ngoại
Theo Đông Y, diếp cá là loại rau có vị chua, mùi tanh, tính mát thường được sử dụng như một loại thực phẩm giúp làm mát gan, thanh nhiệt, giải độc. Dân gian thường dùng loại lá này để trị mụn nhọt, bí tiểu tiện, nữ giới kinh nguyệt không đều, chữa trĩ ngoại giai đoạn sớm….
Y học hiện đại cũng đã ghi nhận rau diếp cá như một loại thảo dược có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, bởi trong thành phần của diếp cá có chứa: aldehyt, methyl-n-nonyl, decanal, dodecanal,… có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giúp nhuận tràng, hỗ trợ điều trị táo bón.
Chữa bệnh trĩ ngoại với lá diếp cá tại nhà, bạn có thể dùng lá diếp cá mang rửa sạch, đun sôi rồi dùng xông hậu môn, phần bã có thể dùng đắt trực tiếp lên hậu môn. Bạn cũng có thể sử dụng rau diếp cá tươi rửa sạch, giã nhỏ cùng một ít muối sạch, đắp lên hậu môn và dùng băng sạch cố định lại.
Lưu ý: Người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước khi đắp thuốc.
5. Điều trị trĩ ngoại bằng dầu dừa
Sử dụng dầu dừa là một trong những cách chữa trĩ được đánh giá là lành tính, hiệu quả cao đặc biệt phù hợp với các trường hợp bà bầu bị trĩ.
Cách chữa trĩ ngoại tại nhà với dầu dừa vô cùng đơn giản, bạn có thể uống dầu dừa trực tiếp, sử dụng dầu dừa thoa lên vùng hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ hoặc dùng dầu dừa trong chế biến món ăn. Dù áp dụng theo cách nào, bạn cũng cần lưu ý, hãy chọn loại dầu dừa nguyên chất, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không bị lẫn tạp chất.
Với những trường hợp búi trĩ đã phát triển có kích thước lớn, đã lở loét, chảy máu hoặc có dấu hiệu hoại tử thì bạn tuyệt đối không nên thoa dầu dừa vào mà nên chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.
6. Cách chữa trĩ ngoại bằng đu đủ xanh
Không chỉ là loại thực phẩm giàu dưỡng chất, đu đủ xanh còn được biết đến như một loại dược liệu chữa trĩ ngoại hiệu quả nhờ:
- Hàm lượng papain có trong thành phần đu đủ xanh khi kết hợp cùng các enzyme trong cơ thể sẽ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa.
- Chứa tinh chất có khả năng tiêu diệt các ký sinh trùng gây rối loạn tiêu hóa, nhờ đó phòng ngừa hữu hiệu các bệnh lý khó tiêu, táo bón, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản,….
- Hàm lượng carotenoid có trong đu đủ cao gấp 5 lần so với cà chua và cà rốt giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Đu đủ xanh kết hợp cùng các loại thực phẩm khác như: trực tràng heo, móng giò, xương heo,…không chỉ mang lại cho bạn một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà còn giúp tình trạng trĩ ngoại của bạn được thuyên giảm nhanh chóng.
7. Hướng dẫn chữa trĩ ngoại với giấm táo
Về công dụng chữa trĩ ngoại của giấm táo, các chuyên gia cho biết, trong thành phần của giấm táo có chứa acid axetic có khả năng chống oxy hóa cao, loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Vì thế, giấm táo có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, kiểm soát búi trĩ, giảm cảm giác đau nhức, khó chịu. Ngoài ra, giấm táo còn có khả năng khử mùi hôi tốt giúp người bệnh trĩ bớt tự ti, xấu hổ khi tiếp xúc với mọi người xung quanh.
Để điều trị bệnh trĩ ngoại, bạn có thể dùng tăm bông thấm vào giấm táo và lau trực tiếp lên vùng hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ, hoặc cũng có thể sử dụng giấm táo cho thêm vào các món ăn để tăng nhu động ruột, giúp nhuận tràng, cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
8. Chữa trĩ ngoại hiệu quả với đá lạnh
Không cần quá chuẩn bị quá cầu kỳ, phức tạp bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi nỗi ám ảnh do bệnh trĩ ngoại chỉ với một vài viên đá lạnh. Các chuyên gia cho biết, việc sử dụng đá lạnh chườm hậu môn sẽ giúp quá trình lưu thông máu được dễ dàng hơn, kháng khuẩn, giảm đau tức thời.
Cách trị bệnh trĩ ngoại tại nhà với đá lạnh vô cùng đơn giản, trước tiên bạn nên vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, sau đó bạn dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên.
Lưu ý: Chỉ giữ đá lạnh trong khoảng vài giây rồi chườm sang vị trí khác, không đặt cố định ở hậu môn quá lâu sẽ gây bỏng rát. Ngoài ra, cách làm này không áp dụng với các trường hợp búi trĩ bị lở loét có thể gây nhiễm trùng.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả nhất hiện nay
Những cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà trên đây chỉ đem lại tác dụng hỗ trợ điều trị và sử dụng cho các trường hợp người bệnh mới khởi phát. Chúng hoàn toàn không có khả năng thay thế được những phương pháp điều trị bệnh trĩ tại các cơ sở y tế. Do đó, cách tốt nhất là người bệnh nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo được chữa trị nhanh chóng, hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm hoặc tái phát.
Hiện nay, phòng khám đa khoa Hưng Thịnh Hà Nội được biết đến là một địa chỉ chữa bệnh trĩ tốt và uy tín, đang ứng dụng rất thành công 2 phương pháp điều trị sau đây:
Cách chữa trĩ bằng phương pháp PPH
Một trong những cách điều trị bệnh trĩ ngoại khoa phổ biến hiện nay phải kể đến phương pháp PPH. Nguyên lý hoạt động của PPH là việc sử dụng máy kẹp với kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nhằm cắt bỏ búi trĩ cùng vòng đai niêm mạc ở trực tràng bị lồi ra ngoài. Máy kẹp PPH cũng mang chức năng tương tự với một chiếc máy khâu, sau khi cắt bỏ sẽ đồng thời khâu nối phần niêm mạc để tạo hình cấu trúc của ống hậu môn trở lại như thông thường.
Với phương pháp PPH, người bệnh sẽ được bác sĩ gây tê tại chỗ vì vậy trong suốt quá trình tiểu phẫu không hoặc rất ít cảm giác đau. Những khu vực xung quanh vùng tổn thương không bị ảnh hưởng nhờ vào kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, vết cắt có kích thước nhỏ nên chảy máu ít và có thể hồi phục nhanh. Sau tiểu phẫu, người bệnh được bảo đảm về chức năng hoạt động của hậu môn. Bên cạnh đó, tiểu phẫu cắt trĩ bằng phương pháp PPH trong 1 lần chỉ mất khoảng 20 - 30 phút, nếu bác sĩ theo dõi mà không xảy ra vấn đề nào thì bệnh nhân có thể về nhà ngay.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại dứt điểm bằng phương pháp HCPT
Đối với người bệnh trĩ ngoại, các chuyên gia khuyên rằng nên sử dụng phương pháp HCPT nhằm điều trị một cách triệt để. Giống như phương pháp PPH, HCPT cũng ứng dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, dựa trên nguyên lý sóng điện cao tần với nhiệt độ từ 70 tới 80 độ C sản sinh ra nhiệt.
Các ion mang theo nhiệt sẽ thâm nhập, tác động làm đông những mạch máu khiến búi trĩ mất đi nguồn dinh dưỡng và dần teo đi. Tiếp theo, bác sĩ sẽ sử dụng dao điện loại bỏ đi búi trĩ đã được HCPT cố định vị trí một cách chính xác, nhanh chóng. Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT được đánh giá là phù hợp với mọi mức độ nặng nhẹ của trĩ ngoại, ngoài ra còn điều trị những vấn đề khác bao gồm áp xe, rò hay nứt kẽ hậu môn.
Phương pháp HCPT sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật so với những cách điều trị bệnh trĩ ngoại truyền thống, có thể kể đến như:
• Người bệnh không phải chịu nhiều cảm giác đau đớn trong và sau khi tiểu phẫu, chảy rất ít máu do mức độ xâm lấn ít và tổn thương nhỏ.
• Phương pháp HCPT được thực hiện bằng máy móc hiện đại nên hoạt động hiệu quả với mức độ chính xác cao, chỉ xử lý đúng khu vực tổn thương mà không tác động đến những mô lành ở xung quanh nên đảm bảo tính an toàn cho người bệnh.
• Tiểu phẫu cắt trĩ bằng HCPT sẽ không để lại biến chứng, người bệnh bình phục nhanh chóng trong khoảng 1 tuần, phòng tránh tối đa khả năng trĩ ngoại tái phát.
• HCPT được tiến hành với thời gian ngắn, trung bình chỉ mất từ 25 đến 30 phút cho một lần tiểu phẫu. Sau đó người bệnh được bác sĩ theo dõi trong khoảng 1 - 2 tiếng rồi sẽ được về nhà nghỉ ngơi, hoàn toàn không phải nhập viện để điều trị.
Bên cạnh việc áp dụng các cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà trên đây, để việc điều trị bệnh trĩ thêm hiệu quả, người bệnh cũng đừng quên xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, chế độ ăn uống thanh đạm, nhiều rau xanh, uống nhiều nước, không sử dụng đồ ăn cay, nóng, rượu bia và các chất kích thích khác, giữ trạng thái tâm lý ổn định, tránh căng thẳng, stress,… Cuối cùng, chúc bạn nhanh chóng khỏi bệnh!
Nếu còn thắc mắc khác, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.