Bệnh trĩ ngoại là gì? Thông tin về bệnh trĩ ngoại
- Tác giả:  Kiều Trinh
- Tham vấn y khoa:  BS. Bùi Văn Dũng
Cùng với bệnh trĩ nội thì bệnh trĩ ngoại là gì hay tìm hiểu thông tin về bệnh trĩ ngoại cũng là vấn đề được không ít người quan tâm khi mắc phải bệnh. Bệnh trĩ ngoại hiện nay vẫn còn được xem là một căn bệnh khó nói và người bệnh không muốn đi khám vì e ngại đây là bệnh vùng kín. Tuy nhiên, khi bạn tìm hiểu về bệnh trĩ ngoại là gì và những tác hại không ngờ của việc âm thầm chịu đựng, bạn sẽ thấy việc đi thăm khám càng sớm càng tốt sẽ có hiệu quả như thế nào.
Bệnh trĩ ngoại là gì?
Bệnh trĩ ngoại là bệnh gây ảnh hưởng tới tĩnh mạch phía bên ngoài hậu môn, thường do người bệnh căng thẳng mỗi khi đi đại tiện hoặc ngồi quá lâu tạo áp lực quá mạnh lên tĩnh mạch tại vị trí này khiến chúng bị tắc nghẽn và phình đại hình thành búi trĩ. Đối với những trường hợp bị trĩ nhẹ bác sĩ có thể có phác đồ điều trị tại nhà, kê đơn thuốc nội khoa để điều trị tuy nhiên những trường hợp bị trĩ ngoại nặng cần phải can thiệp bằng thủ thuật để loại bỏ búi trĩ triệt để.
Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị trĩ ngoại tuy nhiên những đối tượng sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác:
- Những người thường xuyên phải ngồi hoặc đứng quá lâu 1 chỗ như lái xe, giáo viên, nhân viên văn phòng…
- Những người trong gia đình có người bị trĩ rất có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi thói quen, chế độ ăn uống mà bị trĩ ngoại theo.
- Những người cao tuổi, bị áp lực do ngồi nhiều ít vận động kèm theo căng thẳng mỗi khi đi đại tiện cũng dễ dẫn đến trĩ ngoại.
Nếu bạn không chắc chắn nguyên nhân gây ra trĩ ngoại của mình do đâu hãy tới gặp bác sĩ để nhận được sự giúp đỡ xác định rõ nguyên nhân và cách điều trị.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây nên bệnh trĩ ngoại
Không chỉ do căng thẳng, nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ ngoại còn có:
- Mang vác vật nặng thường xuyên hoặc luyện tập các bài thể dục với cường độ mạnh khiến các tĩnh mạch tại hậu môn bị tạo áp lực quá lớn.
- Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, ít nước.
- Bị béo phì.
- Làm công việc phải đứng hoặc ngồi một chỗ thời gian dài.
- Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh cũng rất dễ bị trĩ do quá trình mang thai áp lực xuống vùng trực tràng khá nhiều.
- Cổ trướng – do hiện tượng tích tụ chất lỏng tại khoang bụng gây áp lực lên dạ dày và ruột.
- Khi bị trĩ ngoại người bệnh sẽ bị đau hơn trĩ nội vì bên ngoài hậu môn nhạy cảm hơn, ngoài ra mọi người đều có khả năng bị nhiều loại bệnh trĩ cùng một lúc.
Các dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại
Cảm giác ngứa và đau là những dấu hiệu bệnh trĩ ngoại đầu tiên người bệnh có thể gặp phải. Ngoài ra, còn có nhiều triệu chứng khác nữa, cụ thể là:
- Bệnh nhân bị trĩ ngoại sẽ cảm thấy rất đau nếu chạm vào khu vực quanh hậu môn hoặc đơn giản lúc ngồi hoặc di chuyển nếu như búi trĩ đã phát triển khá lớn.
- Búi trĩ có màu thâm hoặc đỏ tía hơn vùng da xung quanh.
- Xuất hiện máu trong phân: Người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy mỗi khi đi đại tiện. Máu thường xuất hiện trên bề mặt hoặc trên giấy vệ sinh.
- Nếu thấy lượng máu xuất hiện nhiều, chảy nhỏ giọt bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.
- Cục máu đông trong búi trĩ: Trĩ ngoại gây đau đớn rất nhiều nếu chúng bị huyết khối. Trĩ huyết khối hình thành khi các tĩnh mạch trĩ phình trong búi trĩ phát triển cục máu đông. Ban đầu chỉ là 1 cục máu đông nhỏ nhưng dần dần chúng sẽ lớn hơn và búi trĩ sẽ chuyển màu tím xanh.
- Nhiều người bị sa búi trĩ ngoại gây khó khăn trong sinh hoạt, đi lại và đi đại tiện.
Bệnh trĩ ngoại càng để lâu sẽ càng dễ gây viêm nhiễm nhất là những chị em phụ nữ có thể gây viêm phần phụ do cấu tạo bộ phận sinh dục gần với hậu môn.
Chẩn đoán trĩ ngoại
Bởi bệnh trĩ ngoại do nhiều điều kiện khác nhau tác động gây nên vì thế cần phải có được bài kiểm tra chuyên sâu để phát hiện chính xác nguyên nhân từ đó mới có phương pháp điều trị phù hợp. Các chẩn đoán của bác sĩ dựa trên:
- Thăm khám lâm sàng quan sát được rõ búi trĩ bên ngoài hậu môn.
- Kiểm tra tiểu sử bệnh xem bị tình trạng ngứa, chảy mau bao lâu.
- Nội soi đại tràng sigma hoặc nội soi đại tràng.
- Dựa vào việc nội soi, bác sĩ có thể nắm chắc tình trạng của bạn qua kỹ thuật nội soi từ đó có biện pháp điều trị thích hợp.
Cách điều trị bệnh trĩ ngoại như thế nào?
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của trĩ ngoại mà có các biện pháp điều trị khác nhau. Bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp cụ thể đối với từng loại thuốc và phương pháp tốt nhất bạn có thể lựa chọn ưu tiên hàng đầu.
Cách làm co búi trĩ ngoại:
Một số biện pháp giảm thiểu đau đớn do trĩ ngoại gây ra:
- Tắm và ngâm hậu môn với nước ấm, pha chút muối vừa làm dịu búi trĩ vừa sạch vùng hậu môn.
- Sau khi đi vệ sinh không nên dùng giấy vệ sinh mà có thể rửa với nước muối ấm, hoặc dùng khăn mềm ẩm lau sạch.
- Chườm đá lạnh để giảm sưng đau.
- Bôi thuốc mỡ, kem chống sưng viêm, giảm đau do bác sĩ kê đơn.
Phẫu thuật cắt trĩ ngoại:
Loại bỏ trĩ ngoại nhanh nhất và hiệu quả nhất bằng thủ thuật ngoại khoa cắt trĩ. Hiện nay, với nhiều phương pháp hiện đại việc cắt trĩ ngoại không còn là vấn đề phức tạp nữa. Thủ thuật được thực hiện nhanh chóng, không đau đớn, không chảy máu và thời gian hồi phục của người bệnh nhanh đảm bảo an toàn.
Đối với phụ nữ đang mang thai thực hiện điều trị trĩ ngoại bằng biện pháp áp dụng tại nhà như trên để giảm đau, tuy nhiên việc dùng thuốc cần phải hỏi kỹ hướng dẫn của bác sĩ và đảm bảo nó không có ảnh hưởng tới thai kỳ.
Có thể bạn quan tâm:
Cách phòng ngừa bệnh trĩ ngoại
Cách tốt nhất để không phải đối mặt với những đau đớn và nguy hiểm của bệnh trĩ là nắm rõ biện pháp phòng ngừa bệnh. Hãy lưu ý một số vấn đề sau để bệnh trĩ không tìm đến bạn:
- Bổ sung đầy đủ chất xơ, đủ nước trong khẩu phần ăn hàng ngày tránh táo bón, đi ngoài dễ dàng hơn không tạo áp lực cho các tĩnh mạch tại trực tràng. Tránh ăn các đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Điều chỉnh thói quen đại tiện của bản thân, cụ thể nên đi vào giờ cố định và thời gian đi ngắn, không ngồi quá lâu, mỗi lần đại tiện không mang sách, báo vào nhà vệ sinh đọc.
- Không tập các bài thể dục nặng gây tác động mạnh xuống vùng hậu môn, bạn có thể tập các bài tập nhẹ như đi bộ, bơi, yoga…
- Nếu bạn làm việc trong môi trường phải ngồi nhiều, vậy thì cách 1 tiếng hãy đứng lên vận động nhẹ hoặc đi lại để các cơ dưới hậu môn được thả lỏng thoải mái.
- Đối với những người có vấn đề định kỳ với táo bón và trĩ nên nói chuyện với bác sĩ của họ về các lựa chọn điều trị sớm nhất có thể. Bệnh trĩ ngoại nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ diễn ra nhanh chóng và đơn giản.
Mong rằng qua những thông tin chia sẻ trên đây của Blog tư vấn sức khỏe Wiki đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh trĩ ngoại là gì. Nếu còn có thắc mắc nào khác, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trĩ để được tư vấn hỗ trợ điều trị.