Bệnh hôi nách là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Mục Lục Bài Viết  [ẩn] [Hiện]

Chắc ai cũng đã nghe nói đến bệnh hôi nách nhưng nguyên nhân gây bệnh hôi nách là gì, triệu chứng và cách chữa bệnh hôi nách như thế nào hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Sau đây, mời các bạn hãy cùng Blog sức khỏe online tìm hiểu những thông tin tổng quan về chứng bệnh này nhé.

benh-hoi-nach-la-gi

Bệnh hôi nách là gì?

Bệnh hôi nách là bệnh sinh ra do tuyến mồ hôi của từng người tiết nhiều mồ hôi gây ra mùi hôi khó chịu. Mồ hôi xuất hiện nhiều có thể do cơ địa từng người hoặc do họ hoạt động quá nhiều khiến cơ thể cần phải điều hòa nhiệt, sinh ra mồ hôi. Tại những vùng tiết ra nhiều mồ hôi như nách, bộ phận sinh dục,... mồ hôi có chứa nhiều chất béo, protein khiến cho vi khuẩn tại đây phát triển nhiều phân hủy mồ hôi gây ra các mùi khó chịu.

Đối tượng bị bệnh hôi nách có rất nhiều, cả nam và nữ đều có thể mắc bệnh nhưng nhiều nhất là ở độ tuổi dậy thì bởi thời điểm này cơ thể đang có sự thay đổi nội tiết tố rất mạnh mẽ. Cơ thể con người có 2 loại tuyến mồ hôi là: Tuyến eccrine có kích thước nhỏ phân bố khắp bề mặt da có vai trò tiết mồ hôi điều hòa làm mát cơ thể và tiết mồ hôi trực tiếp qua lỗ chân lông. Và một tuyến nữa là apocrine - tuyến mồ hôi dầu có ở nách, cơ quan sinh dục, rốn phát triển mạnh mẽ vào giai đoạn dậy thì – nguyên nhân chính gây mùi cơ thể.

Tuyến mồ hôi apocrine đưa mồ hôi qua nang lông rồi mới đẩy lên bề mặt da vì thế có chứa cả chất béo, protein, các chất hữu cơ. Vi khuẩn hoạt động trên bề mặt da khi gặp các chất này phân hủy chúng và tạo ra những mùi khó chịu gây nên bệnh hôi nách. Khi đối tượng đổ mồ hôi nhiều tại nách thì mùi hôi lại càng khó chịu.

Trong một nghiên cứu về tình trạng tăng tiết mồ hôi năm 2003, có đến 2,8% dân số bị tăng tiết mồ hôi trong đó 50% là bị bệnh hôi nách. Con số này tăng lên 4,8% trong nghiên cứu năm 2016 và tỷ lệ bị bệnh hôi nách tăng lên 65%. Mặc dù vậy nhóm nghiên cứu cho rằng, trên thực tế số người bị hôi nách còn lớn hơn nhiều nhưng vì ngại ngùng nên không dám tiết lộ hoặc tới bác sĩ.

benh-hoi-nach-ngay-cang-pho-bien

Tại các quốc gia riêng lẻ cũng có những nghiên cứu cụ thể về bệnh hôi nách và cho thấy tỷ lệ tăng tiết mồ hôi là khác nhau chứng tỏ nó cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu và sự khác biệt địa lý. Cụ thể như: Đức là 16,3%, Nhật Bản 13,9%, Vancouver (Canada) 16,7%, Thượng Hải (Trung Quốc) 18,4%, Thụy Điển 20,3%... ở các nước nhiệt đới tỷ lệ này còn cao hơn nữa.

Nhiều người cho rằng, tỷ lệ bị bệnh hôi nách ở nữ giới sẽ nhiều hơn nam giới do sự bài tiết nội tiết nhiều hơn nam giới rất nhiều lần nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh được sự liên quan giới tính tới bệnh lý này.

Nguyên nhân gây bệnh hôi nách

Hôi nách hình thành do các tuyến mồ hôi tại vùng nách tiết ra quá nhiều mồ hôi có chứa các axit béo, các chất hữu cơ gây ẩm ướt vùng nách tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn xâm nhập gây nên mùi hôi khó chịu. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tuyến mồ hôi vùng nách hoạt động mạnh phải kể đến là:

  • Hôi nách do di truyền:

Theo nghiên cứu bệnh hôi nách xảy ra do nguyên nhân di truyền lên tới 60%. Nếu như trong gia đình bạn có thành viên bị hôi nách thì rất có khả năng bạn cũng bị bệnh.

  • Bị Bệnh hôi nách do thói quen sinh hoạt hàng ngày:

Hôi nách có thể hình thành do thói quen tắm giặt, mặc đồ, không vệ sinh cơ thể thường xuyên nhất là sau khi chơi thể thao, vận động quá sức nhưng lại lười vệ sinh cơ thể ngay sau đó. Ngoài ra nhiều chị em có thói quen sử dụng dao cạo lông nách, nhổ lông nách nhiều lần khiến nang lông bị phì đại, từ đó tuyến mồ hôi càng có sự tăng tiết trên bề mặt da.

hoi-nach-do-hoat-dong-hang-ngay

  • Do chế độ ăn uống: Tiêu thụ nhiều các thực phẩm có mùi và có thể gây mùi như hành tỏi, cà ri, thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn khiến bạn nặng mùi hơn.
     
  • Do độ tuổi: Những đối tượng đến tuổi dậy thì tuyến mồ hôi phát triển mạnh hơn. Ngoài ra ở độ tuổi này việc hoạt động nhiều cũng khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn dễ gây bệnh.
     
  • Do một số bệnh lý: Nếu bạn mắc một số bệnh lý đường tiêu hóa, gan thận, tuyến giáp hoặc bị tăng sinh quá mức mồ hôi cũng là nguyên nhân khiến bạn bị hôi nách. Đối với trường hợp này nếu muốn điều trị dứt điểm các bác sĩ cần phải tìm hiểu đúng nguyên nhân bệnh thì mới điều trị dứt điểm được.
     
  • Do tâm lý: Khi bạn quá căng thẳng lo lắng cơ thể thường sẽ tiết mồ hôi, lúc này tuyến mồ hôi lớn sẽ tiết ra mồ hôi dạng dịch thể gặp vi khuẩn rất dễ gây ra mùi.

Triệu chứng của bệnh hôi nách

Bạn có thể nhận biết bệnh hôi nách qua 4 dấu hiệu dưới đây:

  • Nhận biết qua mùi hôi ở nách:

Khi thấy mùi dưới cánh tay hôi giống như mùi chồn hôi, khi hoạt động nhiều mùi này rõ ràng hơn đồng thời nách tiết rất nhiều mồ hôi thậm chí ướt cả áo. Bị bệnh hôi nách nặng trong trường hợp dù bạn không vận động nhưng nách vẫn có mùi hôi, áo thay ra vùng tay áo dưới nách có mùi khó ngửi. Sau mỗi lần tắm xong bạn chỉ có thể khử mùi chốc lát mà sau đó mùi hôi khó chịu lại bắt đầu xuất hiện.

nhan-biet-benh-qua-mui-hoi-o-nach

  • Nhận biết bệnh hôi nách qua lông:

Lông nách nếu dài sẽ thấy kết dịch do vi khuẩn phân hủy mồ hôi và tạo thành những chất cặn bã đóng cặn tại nách. Bình thường bạn nên chăm chỉ dọn sạch lông vùng này nếu bị hôi nách càng phải chăm chút hơn vì nó cũng là nguyên nhân khiến nách bạn có mùi. Thay vì dùng nhíp nhổ bạn có thể dùng dao cạo đi và sau đó vệ sinh sạch sẽ vùng nách để chúng luôn giữ được trạng thái sạch và khô.

  • Vùng áo ở dưới cánh tay thường đổi màu:

Ngoài áo dài tay, áo cộc tay nội y của người bị bệnh hôi nách cũng bị chuyển màu, nhất là những bộ quần áo màu trắng vùng nách sẽ chuyển màu vàng ố, áo đóng cứng do mồ hôi và lăn nách kết hợp đóng dính vào.

trieu-chung-benh-hoi-nach

  • Ráy tai có dịch ướt:

Mặc dù không xuất hiện hoàn toàn nhưng đa số những người mắc bệnh hôi nách thường có ráy tai dạng dầu, dính ướt.

Cách chữa bệnh hôi nách hiệu quả

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa bệnh hôi nách có thể kể đến như: chữa hôi nách bằng mẹo dân gian, điều trị bằng thuốc, điều trị bằng Laser, hút bỏ nội soi, điều trị bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu,... 

  • Chữa hôi nách bằng phương pháp dân gian

Bằng cách dùng lá trầu không, phèn chua, gừng, chanh chà sát vào vùng nách cũng là cách giúp bạn giảm thiểu mùi hôi và hạn chế mồ hôi tiết ra nhưng phương pháp này chỉ mang tính chất tạm thời. Có nhiều bạn trẻ áp dụng các sản phẩm hóa mỹ phẩm chống hôi nách hoặc khử mùi dạng xịt, lăn nhưng những biện pháp này cũng chỉ là biện pháp tạm thời.

chua-hoi-nach-bang-phuong-phap-dan-gian

  • Điều trị hôi nách bằng thuốc

Một số thuốc được bác sĩ kê cho người bệnh hôi nách có tác dụng tác động vào hệ thần kinh giao cảm, nhưng việc điều trị bằng thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Ngoài ra có biện pháp khác nữa là tiêm botox thời gian duy trì khá lâu khoảng 6 – 8 tháng nhưng đây là phương pháp điều trị tốn nhiều chi phí đồng thời cần phải được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.

  • Điều trị hôi nách bằng Laser

Là biện pháp áp dụng công nghệ hiện đại làm đông protein tiết ra cùng mồ hôi để loại bỏ chúng. Tuy nhiên tia laser chỉ có tác dụng trên phần trung bì và giá thành cao, nếu thực hiện nhiều lần sẽ rất tốn kém.

  • Điều trị hôi nách bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu

Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu được xem là phương pháp điều trị bệnh hôi nách hiệu quả nhất hiện nay. Bằng cách này bác sĩ sẽ loại bỏ tuyến mồ hôi lớn gây mùi tại vùng nách. Hiện nay với công nghệ y tế hiện đại phương pháp này được thực hiện bằng cách thức xâm lấn tối thiểu hút bỏ nội soi nên rất an toàn, đảm bảo tính thẩm mỹ, không để lại sẹo xấu và đặc biệt là loại bỏ triệt để mùi hôi nách.

Bên cạnh việc điều trị hôi nách, người bệnh cũng cần chú ý cả việc vệ sinh của bản thân, nếu đã bị hôi nách cần phải tắm rửa, thay đồ thường xuyên đồng thời nên hạn chế sử dụng các loại sản phẩm lăn khử mùi mà nên thử những biện pháp từ thiên nhiên vệ sinh vùng nách. Bệnh nhân bị hôi nách nên được khám và tư vấn trực tiếp tại cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được chỉ định điều trị tốt nhất.

Đánh giá: 
  • Currently 9.6/10
Bệnh hôi nách là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Điểm trung bình: 9.6 / 10 ( 20 lượt đánh giá )

Nếu thông tin hữu ích hãy Like hoặc Chia sẻ đến mọi người:

Cập nhật lần cuối: 25-12-2019