Bệnh hôi nách có chữa khỏi được không?

Bệnh hôi nách có chữa khỏi được không là băn khoăn của không ít người khi chẳng may mắc phải chứng bệnh này. Tuy rằng không phải là bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng nhưng hôi nách lại mang tới cho khổ chủ nhiều vấn đề tế nhị khác, thậm chí còn gây ảnh hưởng tới người xung quanh. Cũng vì mùi hôi nách dưới cánh tay mà người bệnh thường cảm thấy thiếu tự tin khi hoạt động, giao tiếp từ đó chất lượng cuộc sống cũng bị giảm sút nghiêm trọng.

Chức năng của tuyến mồ hôi và hệ lụy kèm theo

Con người thuộc vào sinh vật đẳng nhiệt cơ thể luôn được duy trì ở một mức nhiệt ổn định có đôi khi bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên ngoài nhưng không đángkể. Nhiệt của cơ thể được chuyển hóa từ thức ăn và thực hiện các hoạt động của cơ thể và lúc này để làm mát cơ thể ngăn ngừa nhiệt trong cơ thể tăng cao mồ hôi được sinh ra.

mo-hinh-tuyen-mo-hoi

Tuyến mồ hôi là một tuyến rất đặc biệt, nó có thể tiết chế theo 3 cách: Tiết mồ hôi tế bào nguyên vẹn, chia bớt một phần mồ hôi hoặc tiết ra tất cả các tế bào. Tuyến mồ hôi chia một phần tế bào thường thấy ở nách, bẹn, ngực, cơ quan sinh dục, mí mắt, lỗ tai còn những tuyến mồ hôi còn lại thường chỉ hoạt động ở tuổi dậy thì.

Mồ hôi ở những tuyến chia bớt một phần tế bào thường rất giàu protein, chất béo vì thế vi khuẩn sẽ phát triển mạnh nên những vị trí tiết ra mồ hôi này nhất là nách sẽ có mùi vô cùng khó chịu. Mồ hôi chân tiết ra dính vào tất hoặc giày cũng là môi trường cho vi khuẩn phát triển nên cũng gây ra mùi tương tự.

So với các loài linh trưởng khác, vùng nách của con người có nhiều lông và tuyến mồ hôi giàu protein nên có khả năng gây ra mùi khá nhiều. Hơn nữa ở tuổi dậy thì tuyến mồ hôi này lại hoạt động mạnh nên ở độ tuổi này càng dễ bị mùi hôi cơ thể làm phiền.

Bệnh hôi nách từ đâu mà có?

Qúa trình bài tiết của cơ thể không chỉ thông qua đường tiết niệu và trực tràng mà nó còn hoạt động ở da thông qua tuyến mồ hôi. Mồ hôi của cơ thể tập trung nhiều tại các vị trí như nách, cơ quan sinh sục, hậu môn, ngực những vị trí mà các nang lông phát triển nhiều.

benh-hoi-nach-co-tu-dau

Bản chất của mồ hôi không có mùi gì cả nhưng khi bị các vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài hoặc phát triển tại những vị trí trên cơ thể do mất vệ sinh hoặc các yếu tố nào đó sẽ biến đổi khiến mồ hôi có mùi khó chịu. Có 2 loại vi khuẩn chủ yếu có khả năng tiêu hóa mồ hôi gây mùi đó là: Propionibacterium acnes và Staphylococcus epidermidis:

Cả hai vi khuẩn này khi phát triển có thể sản sinh ra acid propionic, propanoic và axit isovaleric những axit này có mùi như giấm và phô mai khi tập trung nhiều tại vị trí có nhiều tuyến mồ hôi như nách sẽ tập trung rất nhiều mùi như vậy rất khó ngửi. Bệnh hôi nách cũng từ đây mà hình thành.

Những đối tượng thường tiết nhiều mồ hôi như người béo phì, ở tuổi dậy thì, ăn nhiều loại gia vị có mùi, mắc các bệnh lý hoặc dùng nhiều loại thuốc là đối tượng dễ bị hôi nách hơn người khác.

Bệnh hôi nách có chữa khỏi được không?

Vậy bệnh hôi nách có thể chữa khỏi được không? Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh hôi nách có thể chữa khỏi được hoàn toàn bằng việc phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi nách. Tuy nhiên nếu bị hôi nách nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị để ngăn chặn tình trạng tiết mồ hôi như:

hoi-nach-co-tri-vinh-vien-duoc-khong

- Luôn giữ vệ sinh nách: Vệ sinh vùng nách nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo sạch sẽ là cách tốt nhất giúp cho vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi và phát triển gây mùi hôi. Bạn có thể sử dụng sữa tắm, xà phòng sát khuẩn, triệt lông nách để nách sạch sẽ thông thoáng hơn, mồ hôi tiết ra cũng dễ bay hơi hơn.

- Khử mùi, hạn chế mồ hôi: Bằng cách sử dụng những nguyên liệu như chanh, gừng, muối trong quá trình vệ sinh nách để khử mùi hôi nách, vùng da nách sạch có tính axit sẽ khiến vi khuẩn khó phát triển, mồ hôi cũng được ngăn chặn, ít tiết ra hơn.

- Tránh xa những gia vị gây mùi: Hạn chế hoặc tốt nhất là không nên sử dụng các loại gia vị có thể gây mùi như hành, tỏi, giấm, tương, mắm, cà ri…

- Khử mùi bằng Clorua nhôm: Đây là một dạng thuốc khử mùi bằng việc tạo một lớp gel khi bôi lên nách ngăn ngừa sự đổ mồ hôi tại lỗ chân lông, nhưng đây chỉ là phương pháp tạm thời không có hiệu quả vĩnh viễn.

- Điều trị bằng Botulinum toxin: Đây là độc tố chiết xuất từ Clostridium botulinum có khả năng ức chế xung đột thần kinh từ não xuống tuyến mồ hôi khiến tuyến mồ hôi giảm tiết. Liệu trình thường được bác sĩ thực hiện đúng liều, đúng chỉ định, thời gian hiệu quả có thể kèo dài tới 8 tháng.

- Phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi nách: Khi các biện pháp dùng thuốc không hiệu quả, người bệnh nên tiến hành phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi tại vùng nách để chữa bệnh hôi nách tận gốc.

Trong khi các tuyến mồ hôi bình thường hoạt động ngay khi chúng ta chào đời thì có những tuyến mồ hôi chỉ xuất hiện khi chúng ta bắt đầu tuổi dậy thì, đó là lý do vì sao trẻ sơ sinh không bao giờ bị hôi nách. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng hôi nách lại khiến người bệnh hết sức khổ tâm và làm phiền tới những người xung quanh.

Mong rằng một số biện pháp điều trị và hạn chế mùi mồ hôi như trên sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề của mình. Bây giờ bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc bệnh hôi nách có chữa được không. Nếu đang gặp phải vấn đề tương tự hãy biết cách điều trị và tới gặp bác sĩ chuyên khoa trong trường hợp cần thiết nhé!

Đánh giá: 
  • Currently 8.8/10
Bệnh hôi nách có chữa khỏi được không?
Điểm trung bình: 8.8 / 10 ( 12 lượt đánh giá )

Nếu thông tin hữu ích hãy Like hoặc Chia sẻ đến mọi người:

Cập nhật lần cuối: 25-12-2019