Bệnh rò hậu môn: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

Bệnh rò hậu môn là căn bệnh nhiều người mắc phải hiện nay. Với những người bệnh ung thư, có chấn thương hậu môn hay mắc bệnh Crohn thì nguy cơ mắc bệnh rò hậu môn lại càng cao. Vậy bệnh rò hậu môn là gì? Triệu chứng gồm những dấu hiệu nào? Cách chuẩn đoán và điều trị rò hậu môn ra sao? Cùng Suckhoewiki đi tìm hiểu trong bài viết sau.

Bệnh rò hậu môn là gì?

Bệnh rò hậu môn

Bệnh rò hậu môn được hiểu là tình trạng vùng hậu môn gần trực tràng xuất hiện nhiễm khuẩn mãn tính. Căn bệnh này được hình thành bởi những ổ áp xe nằm ngay cạnh hậu môn bị vỡ do chưa được triệt tiêu là chủ yếu, tạo ra đường rò. Ổ áp xe gây bệnh lại được sinh ra khi các tuyến bã trong cơ thể bị tắc nghẽn, nhiễm khuẩn.

Theo tài liệu khoa học, rò hậu môn chỉ là một giai đoạn mãn tính của bệnh lý áp xe cạnh hậu môn. Vì vậy, điều trị tận gốc các ổ áp xe chính là cách giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh rò hậu môn nguy hiểm này.

Bệnh rò hậu môn có bao nhiêu loại?

Rò hậu môn được phân thành 3 loại rò chính, mỗi loại lại sở hữu một kiểu rò khác nhau.

Phân loại bệnh rò hậu môn

* Các loại rò hậu môn thường gặp là:

  • Rò hậu môn phân theo tình trạng rò (có 2 dạng: toàn phần hoặc không toàn phần).
  • Rò hậu môn phân theo độ khó (có 2 dạng đơn giản, dạng phức tạp).
  • Rò hậu môn dạng co thắt (gồm 3 dạng trong, ngoài, xuyên, ngang cơ thắt).

Rò hậu môn phân theo tình trạng rò

Rò toàn phần:

Trường hợp này, đường rò sẽ có 2 lỗ rò riêng nhưng được thông nối với nhau, gọi là: Lỗ rò nằm phía trong và lỗ rò nằm phía ngoài. Tuy nhiên, do tính chất đường rò hay có nhiều đường, ngóc ngạch nên nếu phá đi sẽ tạo ra lượng lỗ rò phụ số lượng lớn, gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.

Rò không toàn phần:

Là tình trạng các đường rò chỉ có duy nhất một lỗ rò, có khả năng nằm trong hoặc ở ngoài hậu môn.

Rò hậu môn phân theo độ khó

Dạng đơn giản:

Những đường rò chủ yếu đường thẳng, không có nhiều đường chéo, xiên,...phức tạp. Đồng thời, rất ít ngóc ngách xuất hiện.

Dạng phức tạp:

Những đường rò xuất hiện thường khá nhiều ngóc ngách, một số vị trí bị phình thành các túi lớn, có sự liên kết, thông nối với nhau. Trường hợp đặc biệt còn có thể thông sang phần ống hậu môn ở đầu bên kia.

Rò hậu môn dạng co thắt

Trong cơ thắt:

Là kiểu đường rò nằm dưới niêm mạc, thuộc nhóm rò nông. Nếu điều trị tích cực, triệt để sẽ ít có khả năng tái phát trở lại.

Ngoài cơ thắt:

Trường hợp này, đường rò sẽ xuất hiện ở phía trên vùng cơ thắt hậu môn. Đây thường là hậu quả do ổ áp xe nằm tại vùng chậu bên hông của trực tràng gây nên.

Ngang cơ thắt:

Là tình trạng đường rò nằm cắt ngang ngay cơ co thắt của vùng hậu môn.

Xuyên cơ thắt:

Là trường hợp mà đường rò xuyên cả phần cơ thắt trong lẫn ngoài, dẫn đến hình thành 2 dạng rò hậu môn xuyên cơ thắt: Rò cơ thắt thấp tức và cơ thắt cao.

  • Rò cơ thắt thấp tức: 1/2 cơ thắt bị đường rò xuyên thủng.
  • Rò cơ thắt cao: Hầu hết cơ thắt bị đâm thủng, chủ yếu đâm ở cơ thắt ngoài. Tuy nhiên, trường hợp này nhìn chung rất hiếm gặp trong y khoa.

Nguyên nhân gây bệnh rò hậu môn

Nguyên nhân gây bệnh rò hậu môn gồm 2 loại: Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân gây rò hậu môn

Nguyên nhân chủ quan:

Do các ổ áp xe nằm cạnh hậu môn không được phát hiện, điều trị kịp thời, dẫn đến tình trạng trên.

Nguyên nhân khách quan:

Do người bệnh đã mắc một số bệnh lý có khả năng cao gây rò hậu môn, ví dụ như: Ung thư, lao, Crohn. Ngoài ra, bệnh nhân từng gặp chấn thương vùng hậu môn, làm thủ thuật tại tuyến tiền liệt, đã sinh đẻ là cũng là nguyên nhân khách quan.

Một số nguyên nhân khác:

Ngoài nguyên nhân chủ quan và khách quan nêu trên, việc mắc rò hậu môn cũng có thể xuất phát từ những lý do sau:

  • Người bệnh bị táo bón, tình trạng đã kéo dài 1 thời gian.
  • Chưa vệ sinh hậu môn sạch sẽ, cẩn thận.
  • Bị nhiễm trực khuẩn E.coli, vi khuẩn lao, tụ cầu...
  • Đã làm thủ thuật liên quan đến hậu môn.
  • Đã mắc một số bệnh về đường ruột.
  • Người bị nhiễm HIV, chức năng miễn dịch suy giảm.

Triệu chứng rò hậu môn gồm những gì?

Triệu chứng rò hậu môn có rất nhiều, đa dạng ở mỗi bệnh nhân. Song, nhìn chung sẽ có những biểu hiện sau đây:

Có hiện tượng ổ áp xe hậu môn chảy ra mủ

Đầu tiên, ổ áp xe chỉ sưng, phồng, cảm giác của người bệnh có thể thấy tưng tức, khó chịu ở hậu môn. Khi này, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đi kèm như sốt, da đổi màu tại khu vực quanh hậu môn. Nếu không phát hiện và điểu trị kịp thời thì áp xe sẽ chảy mủ, cực nguy hiểm.

Sưng phù ở hậu môn

Dấu hiệu rò hậu môn mà bệnh nhân dễ thấy nhất là da bao quanh hậu môn xuất hiện tình trạng sưng phồng, đỏ ửng. Đồng thời, hậu môn nhiễm khuẩn, bị viêm, có mủ nổi.

Cảm giác đau ở hậu môn

Bệnh nhân bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm, chảy mủ kéo theo cảm giác đau rát khi chạm vào hay vận động mạnh.

Thấy ngứa ở hậu môn

Khi mụn vả mủ của ổ áp xe xuất hiện, chúng sẽ ảnh hưởng lên nhiều vị trí xung quanh hậu môn, khiến bệnh nhân luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn.

Sốt

Nếu bị rò hậu môn, bệnh nhân bị sưng viêm kèm mưng mủ, khiến cơ thể phải sản sinh ra các yếu tố chống lại. Bởi vậy, bệnh nhân sẽ có hiện tượng sốt.

Các biểu hiện khác

Ngoài những triệu chứng điển hình trên, bệnh nhân còn có thể gặp phải 1 số dấu hiệu khác, chả hạn như: Xì hơi nhiều lần trong ngày, bị rò phân ra ngoài, có máu đi qua lỗ rò, đại tiến kèm máu, ổ áp xe đã tái phát nhiều lần đã lâu, không khỏi.

Tác hại của bệnh rò hậu môn

Tác hại bệnh rò hậu môn

Tác hại của bệnh rò hậu môn được phản ánh gồm 3 biểu hiện tiêu cực sau:

  • Bệnh rò hậu môn dẫn đến lở loét quanh hậu môn: Lỗ rò tiết ra mủ hoặc dịch sẽ làm cho vùng da quanh hậu môn bị nhiễm khuẩn năng nề, có hiện tượng sưng phồng, thậm chí là lở loét.
  • Lỗ rò "mọc" tùm lum khắp nơi: Bệnh càng để lâu, càng kéo dài dẫn tới lỗ rò càng có điều kiện nhằm nhân rộng, "mọc" nhiều hơn vè số lượng, xuất hiện cả ở những khu vực khác trong cơ thể, ví dụ: Trực tràng, âm đạo...
  • Gây lo lắng cho người bệnh: Những triệu chứng đau rát, ngứa, mưng mủ khiến bệnh nhân mệt mỏi, mất tự tin, luôn lo lắng, bất an. Từ đó làm ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Phương pháp điều trị bệnh rò hậu môn

Phương pháp điều trị bệnh rò hậu môn có thể chữa cả bằng tây hoặc đông y với các bài thuốc dân gian có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên

Điều trị theo tây y

Dùng thuốc:

Phương pháp chỉ áp dụng cho bệnh nhân bị rò hậu môn vẫn còn đang trong giai đoạn nhẹ, đường rò chưa chọc sâu cũng như lượng lỗ rò không quá lớn. Các thuốc được bác sĩ chỉ định dùng thường là: Thuốc chống viêm, kháng sinh chống nhiễm khuẩn nhằm ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển thêm của vi khuẩn gây bệnh.

Can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật với loại rò hậu môn đơn giản:

Phẫu thuật chính là con đường nhanh và ngắn nhất để trị khỏi hoàn toàn rò hậu môn. Theo đó, phẫu thuật sẽ làm song song với mổ mở, có dẫn lưu bên cạnh hậu môn. Người ta thường gọi phương pháp này là mở ngỏ đường rò. Cách thực hiện chi tiết như sau:

  • Kết nối lỗ trong trong ống hậu môn cùng với lỗ ngoài đường rò.
  • Mở hở đường rò.
  • Không khâu vết thương, để hở và liền từ trong ra ngoài.

Trị rò hậu môn bằng cách đặt seton:

Phương pháp đặt seton cực thích hợp đối với dạng rò hậu môn phức tạp, đặc biệt là rò trên cơ thắt hoặc rò xuyên cơ thắt. Biện pháp này nhằm giúp dẫn dịch nhiễm trùng ra ngoài trước khi phẫu thuật.

Chữa bằng phương pháp HCPT-PPH

Phương pháp HCPT-PPH là phương pháp dùng sóng cao tần, nạp điện và kẹp vị trí rò bằng kẹp điện nhằm có thể xác định chính xác vị trí lỗ rò. Tiếp đó, tác động trực tiếp tới vùng bị viêm nhằm rửa sạch mủ có trong đường rò. Song, không hề ảnh hưởng tới những vùng da quanh hậu môn.

Điều trị theo đông y

2 bài thuốc điều trị bệnh rò hậu môn theo đông y, tùy vào mức độ của bệnhmà sử dụng sao cho đúng:

Nếu tình trạng bệnh nhẹ, bạn hãy áp dụng bài thuốc gồm các vị sau:

  • Tỳ giải: 12g
  • Hoàng bá: 10g
  • Xích linh: 12g
  • Trạch tả: 10g
  • Ý dĩ: 20g
  • Xích thược: 10g
  • Xa tiền thảo: 30g
  • Đan bì: 10g

Nếu tình trạng bệnh mãn tính, có thể áp dụng bài thuốc bổ dưới đây:

  • Đảng sâm: 20g
  • Bạch truật:10g
  • Phục linh: 10g
  • Chích cam thảo: 10g
  • Đương quy: 12g
  • Thục địa: 12g
  • Xích thược:10g
  • Xuyên khung:10g
  • Hoàng bá: 10g
  • Hổ trượng: 30g

Cách phòng chống rò hậu môn như thế nào?

Để phòng chống rò hậu môn tốt nhất, người bệnh cần:

  • Ăn đầy đủ rau xanh, trái cây nhằm bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt chất xơ để phân mềm ra, ngăn chặn táo bón - Nguyên nhân sâu xa dẫn tới rò hậu môn.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày nhằm giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn.
  • Nếu bị kéo táo bón 1 thời gian, bạn cần uống thuốc nhuận tràng nhằm giúp việc đại tiện tốt hơn, tránh để bị táo bón.
  • Vệ sinh xung quanh hậu môn cho sạch sẽ mỗi ngày nhằm tránh các vi khuẩn xâm nhập.
  • Bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, không nên mặc đồ bó sát sẽ khiến vùng hậu môn bị ép lại, khó chịu.

Rủi ro của phẫu thuật rò hậu môn

Cũng giống như bất kỳ loại điều trị khác, điều trị cho lỗ rò hậu môn mang một số rủi ro.

Những rủi ro chính là:

  • Nhiễm trùng: Nếu bị nhẹ thì có thể cần một đợt kháng sinh; còn nếu trường hợp nặng có thể cần được điều trị tại bệnh viện
  • Tái phát lỗ rò: Lỗ rò đôi khi có thể tái phát mặc dù đã phẫu thuật
  • Đại tiện không tự chủ: Đây là một nguy cơ tiềm ẩn với hầu hết các loại điều trị rò hậu môn, mặc dù tình trạng không tự chủ nghiêm trọng là rất hiếm và mọi nỗ lực sẽ được thực hiện để ngăn chặn nó.

Mức độ rủi ro sẽ phụ thuộc vào những thứ như vị trí lỗ rò của bạn và quy trình cụ thể mà bạn có. Nói chuyện với bác sĩ phẫu thuật của bạn về những rủi ro tiềm ẩn của thủ tục mà họ đề nghị.

Đánh giá: 
  • Currently 8.6/10
Bệnh rò hậu môn: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị
Điểm trung bình: 8.6 / 10 ( 10 lượt đánh giá )

Nếu thông tin hữu ích hãy Like hoặc Chia sẻ đến mọi người:

Cập nhật lần cuối: 18-08-2019

Nguồn tham khảo

https://www.nhs.uk/conditions/anal-fistula/ Tìm hiểu từ NHS.

Theo Haig Dudukgian và Herand Abcarian. Tại sao chúng ta gặp quá nhiều khó khăn khi điều trị lỗ rò hậu môn?. Trung tâm thông tin công nghệ sinh học Quốc gia. Truy cập ngày 13/05/2019.

https://en.wikipedia.org/wiki/Anal_fistula. Theo Wikipedia.

Lỗ rò hậu môn là gì?. WebMD - Thông tin tốt hơn. Sức khỏe tốt hơn. Tìm hiểu ngày 13/05/2019

Bệnh áp xe hậu môn và rò hậu môn theo bệnh viện Việt Đức. Được truy cập tìm hiểu ngày 13/05/2019