Viêm bàng quang là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Mục Lục Bài Viết  [ẩn] [Hiện]

Viêm bàng quang là gì, nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu và cách điều trị bệnh viêm bàng quang như thế nào là vấn đề mà không ít nam giới và phụ nữ quan tâm. Và để giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích về bệnh, chúng tôi xin chia sẻ ở bài viết này.

Viêm bàng quang là gì?

Viêm bàng quang (còn gọi với tên nhiễm trùng bàng quang) là tình trạng bộ phận bàng quang của cơ thể bị nhiễm trùng bởi một số loại vi khuẩn. Bệnh viêm bàng quang gây nên sự viêm nhiễm, sưng, cảm giác đau tại cơ quan này, khiến người không may mắc phải luôn thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

viem-bang-quang-la-gi

Đối tượng mắc viêm bàng quang gồm một số nhóm người sau:

- Phụ nữ sau khi đã mãn kinh.

- Phụ nữ sau quan hệ tình dục với nhiều bạn tình.

- Người có tiền sử bị bệnh lý về thận, bàng quang, đã can thiệp phẫu thuật tiết niệu trước đó hoặc mắc bệnh đái tháo đường, HIV.

- Người đang tiếp nhận điều trị ung thư bằng các biện pháp xạ trị, hóa trị.

Nguyên nhân viêm bàng quang ra sao

Có rất nhiều nguyên nhân viêm bàng quang, trong đó, chủ yếu do 2 nguồn gây bệnh chính: Do vi khuẩn và do các điều kiện khách quan.

Do vi khuẩn xâm nhập

Bình thường, các vi khuẩn xâm nhập sẽ không tồn tại được lâu trong bàng quang mà sẽ theo nước tiểu, đi ra ngoài cơ thể nên chẳng gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, khi lượng vi khuẩn tồn tại ở bàng quang nhiều khiến cho việc thải chúng ra bằng đường nước tiểu trở nên khó khăn, quá tải. Từ đó, chúng sẽ tích tụ, bám chặt bàng quang, sản sinh số lượng nhiều hơn. Đồng thời, gây ra tình trạng nhiễm trùng.

benh-viem-bang-quang

Một số loại vi khuẩn chính gây viêm bàng quang là: vi khuẩn E.coli, Chlamydia, Mycoplasma...

Do điều kiện khách quan

Ngoài nguyên nhân do vi khuẩn xâm nhập dẫn đến gây bệnh viêm bàng quang ra, ngoài ra còn có thể do một số yếu tố, điều kiện khách quan khác. Chả hạn như: bị viêm bàng quang kẽ, dùng các loại thuốc có ảnh hưởng đến bàng quang, tiếp xúc với hóa chất thường xuyên.

Dấu hiệu viêm bàng quang

Theo các bác sĩ, triệu chứng viêm bàng quang ở nam được biểu hiện cả trên lâm sàng lẫn cận lâm sàng.

Triệu chứng trên lâm sàng

  • Có hiện tượng đi tiểu nhiều, nhịn không nổi: Nếu bạn gặp phải tình trạnh đi tiểu tiện nhiều lần, nhịn không nổi ngay thời điểm buồn đi vệ sinh, nhất là vào ban đêm thì cần cảnh giác. Bởi vì, đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Thấy đau bụng và lưng phần dưới trong thời gian dài: Bệnh viêm bàng quang có khả năng gây nên hiện tượng sưng đau bụng dưới, khi đi tiểu cũng thấy đau rát. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh lý này sẽ lan xuống cơ quan thận, khiến khu vực hông, lưng bị đau dữ dội.
  • Thấy máu lẫn nước tiểu: Một trong những dấu hiệu giúp người bệnh nhanh chóng phát hiện ra mình bị viêm bàng quang là khi đi tiểu, bao giờ trong loại nước này cũng có sự đổi màu sang hồng nhạt hoặc đỏ sẫm chứ không vàng nhạt như bình thường. Tuy nhiên, dấu hiệu viêm bàng quang này lại khá giống một số bệnh lý khác. Do đó, nếu thấy bất thường về nước tiểu, đừng chần chừ mà hãy đi khám luôn để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị nhanh nhất.

trieu-chung-viem-bang-quang

  • Có mùi trong nước tiểu: Nếu khi đi tiểu, trong loại nước này có mùi NH3 nặng, có mùi ngọt hoặc tanh hôi thì hãy cẩn thận bởi đây cũng là tín hiệu khiến bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang.
  • Có mủ trong nước tiểu: Viêm bàng quang ở nam có thể còn gây mủ trong nước tiểu. Vì vậy, nếu thấy xuất hiện hiện tượng này thì cần phải nghĩ đến ngay căn bệnh nói trên.
  • Thấy đau rát khi đi tiểu: Cảm giác nóng, rát, thấy ngứa ngáy khi đi tiểu cũng là biểu hiện bệnh viêm bàng quang điển hình, cho bạn biết hệ tiết niệu đang gặp vấn đề.
  • Thấy khó tiểu: Ở một số bệnh nhân, họ nói rằng còn thấy có dấu hiệu khó đi tiểu dù rất buồn kèm theo chứng rát, đau kéo dài. Đây cũng là biểu hiện hay gặp nhất nếu bị viêm bàng quang.

Ngoài một số triệu chứng nói trên, còn có một số dấu hiệu khác cảnh báo bạn đã bị viêm bàng quang, bao gồm: Sốt cao, nôn, đau, khó chịu vùng bụng.

Triệu chứng viêm bàng quang cận lâm sàng

  • Xét nghiệm nước tiểu thấy có dấu hiệu dương tính với nitrit niệu (chỉ số +) và bạch cầu niệu với kết quả dương tính từ ++ tới +++ (lớn hơn hoặc bằng 105 bạch cầu/1ml nước tiểu. Ngoài ra, trong loại nước này không chứa protein.
  • Siêu âm: Hình ảnh siêu âm cho thấy trong ổ bụng, thành bàng quang dày hơn bất bình thường.
  • Xét nghiệm máu: Nhận thấy số bạch cầu trong máu không cao.

Viêm bàng quang có mấy loại?

Viêm bàng quang có tất cả 2 loại: Viêm bàng quang cấp tính và viêm bàng quàng mãn tính.

- Viêm bàng quang cấp tính: Là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm bàng quang đang ở giai đoạn đầu. Những triệu chứng đã biểu hiện rõ rệt, thường đến đột ngột, không có tín hiệu báo trước. Do đó, bệnh nhân hay chủ quan, không để tâm khiến bệnh trầm trọng mới tá hỏa lo lắng. Như vậy, khiến sức khỏe giảm sút nhanh chóng.

viem-bang-quang-cap

- Viêm bàng quang mãn tính: Là trạng thái bệnh viêm bàng quang đã biến chuyển nặng hơn, từ giai đoạn cấp tính sang. Thường thì, những triệu chứng lúc này không còn biểu hiện rõ ràng mà thường âm ỉ, lúc có lúc không, kéo dài trong 1 thời gian. Do đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý của người bệnh.

Bên cạnh đó, bệnh viêm bàng quang ở nam giới còn chia làm 2 dạng nhỏ khác: Viêm bàng quang kẽ và viêm bàng quang xuất huyết.

- Viêm bàng quang kẽ: Dấu hiệu nhận biết dạng bệnh này là nhờ có các cơn đau lan rông xuống khu vực xương chậu. Mức độ đau sẽ đi từ nhẹ đến nặng khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái khó chịu, mệt mỏi, không thoải mái.

- Viêm bàng quang xuất huyết: Là thể bệnh rất hiếm mắc phải, xảy ra khi bệnh nhân sử dụng các thuốc đặc hiệu hay tiến hành thực hiện xạ trị nhiều lần gây lên.

Các yếu tố gia tăng nguy cơ nhiễm viêm bàng quang là gì?

Các yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm viêm bàng quang bạn nên để ý là:

- Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến nguy cơ rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Từ đó, dẫn tới nguy cơ viêm bàng quang.

- Tóc nhuộm đỏ, làn da trắng: Theo 1 số nghiên cứu, một số người có làn da trắng, màu tóc đỏ sẽ có khả năng nhiễm viêm bàng quang nhiều hơn những đối tượng khác.

- Tuổi tác: Đa phần những người bị viêm bàng quang thường đã ở ngưỡng tuổi 30 trở lên.

- Đau mãn tính: Viêm bàng quang sẽ liên quan đến một số rối loạn đau mãn tính khác, chả hạn như: Ruột kích thích, đau cơ...

Viêm bàng quang có nguy hiểm không?

Viêm bàng quang có nguy hiểm không còn cần dựa theo những bằng chứng khoa học để xác định. Theo đó, bạn sẽ có thể một số biến chứng cực hại cho sức khỏe. Đó là:

Viêm bàng quang có thể gây nhiễm trùng thận, suy thận.

Viêm bàng quang hoàn tòa có thể gây ra nhiễm trùng thận vì vi khuẩn phát tán bệnh lại đi ngược lên cơ quan thận. Nếu bệnh diễn biến lâu ngày, chứng bệnh này hoàn toàn có thể gây hư thận,thậm chí là suy thận khiến bệnh nhân kiệt quệ về thể chất lẫn kinh tế vì chi phí chạy thận rất cao.

cach-dieu-tri-viem-bang-quang

Viêm bàng quang gây thiếu máu, đi tiểu ra máu.

Khi viêm bàng quang diễn biến nặng, người bệnh sẽ thấy đi tiểu có hiện tượng ra máu. Nếu không điều trị nhanh, kịp thời thì việc tiểu ra máu sẽ khiến bạn bị thiếu máu, người chóng mặt, tụt huyết áp, rơi vào bất tỉnh, thậm chí phải can thiệp truyền máu ngay lập tức.

Viêm bàng quang gây nguy cơ vô sinh.

Viêm bàng quang còn có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến đường sinh dục, làm rối loạn chức năng tại hệ sinh sản. Do vậy, dễ khiến bệnh nhân giảm khả năng ham muốn tình dục, lâu dần dẫn tới vô sinh.

Cách điều trị viêm bàng quang thế nào

Nhiều người có sử dụng mẹo chữa viêm bàng quang tại nhà để hy vọng trị bệnh tận gốc. Nhưng theo chúng tôi, khi chưa có thăm khám cụ thể cùng sự tư vấn hỗ trợ từ các bác sĩ thì bạn không nên áp dụng bất cứ hình thức chữa bệnh nào. Các bác sĩ nói có 4 cách điều trị viêm bàng quang chính:

 - Dùng thuốc: Áp dụng cho những trường hợp viêm bàng quang mức độ nhẹ. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng các thuốc kháng sinh dưới dạng viên, dạng tiêm nhằm giảm đau, chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh một cách nhanh chóng và triệt để nhất.

- Can thiệp bằng phẫu thuật, tiểu phẫu đơn giản: Chỉ áp dụng khi không thể sử dụng thuốc để điều trị. Hai phương pháp phẫu thuật chính bao gồm: Mổ nội soi và xung tần số.

- Điều trị tâm lý: Nhiều bệnh nhân bị nhiễm bệnh nhưng do sợ hãi, áp lực tâm lý khiến bệnh kéo dài hơn. Do vậy, cần điều trị bệnh bằng thuốc kết hợp giải tỏa tâm lsy sẽ nâng cao tác dụng chữa bệnh cho bệnh nhân.

- Điều trị bằng thuốc đông y: Một số bài thuốc đông y, sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để điều trị bệnh mang lại hiệu quả rất cao. Qua đó, đã giúp nhiều bệnh nhân chữa bệnh thêm hiệu quả, chất lượng hơn.

Biện pháp phòng tránh viêm bàng quang

Biện pháp phòng chống viêm bàng quang cần thực hiện đều đặn những điều sau:

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

- Uống nhiều nước hơn mỗi ngày.

- Không nhịn được tiểu, buồn đi hãy đi luôn.

- Nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục đề phòng vi khuẩn xâm nhập.

Hy vọng với những thông tin mà blog sức khỏe online chúng tôi chia sẻ trên đây bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích!

Đánh giá: 
  • Currently 8.8/10
Viêm bàng quang là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Điểm trung bình: 8.8 / 10 ( 12 lượt đánh giá )

Nếu thông tin hữu ích hãy Like hoặc Chia sẻ đến mọi người:

Cập nhật lần cuối: 25-12-2019

Nguồn tham khảo

https://www.medicalnewstoday.com/articles/152997.php Theo Medical news today. Truy cập ngày 15/05/2019.

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cystitis/symptoms-causes/syc-20371306 Theo Mayoclinic. Truy cập ngày 12/05/2019.