Nứt kẽ hậu môn là gì? Cách điều trị nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là một bệnh lý tại khu vực hậu môn – trực tràng thường gặp nhất là với các đối tượng hay bị táo bón. Khi người bệnh lâu ngày không đi vệ sinh phân ứ đọng bên trong trực tràng đến khi đi đại tiện phải rặn sẽ khiến hậu môn bị nứt rách. Người bệnh sẽ cảm thấy đau rát khó chịu, thậm chí có người sợ không dám đi đại tiện. Vậy nứt kẽ hậu môn là gì? Cách điều trị nứt kẽ hậu môn ra sao, trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.

Tìm hiểu về bệnh nứt kẽ hậu môn

nut-ke-hau-mon

Chắc hẳn đã có rất nhiều người nghe đến bệnh lý nứt kẽ hậu môn nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nó là tình trạng như thế nào. Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý gây nứt, rách tại phần cuối cùng cùng của ống hậu môn, vết nứt kẽ khiến người bệnh đau dữ dội, chảy máu nhất là sau khi đi vệ sinh.

Nhìn hình ảnh của nứt kẽ hậu môn bạn sẽ thấy chúng giống như vết giấy rách, phần niêm mạc trực tràng thấp bị rách ra. Chúng nằm đơn độc sau ống hậu môn, trường hợp nứt kẽ hậu môn mãn tính có thể nhìn thấy mẩu da thừa tại vị trí tổn thương. Có 3 dạng tổn thương thường thấy là:

- Loét cấp: Vùng bị nứt lẽ nông, hình tam giác hoặc hình bầu dục nhưng do cơ co thắt tại hậu môn nên vết loét bị rúm lại, có màu đỏ tươi, sưng đau.

- Loét mãn tính: Vết loét thường sâu, có bờ và nổi lên so với bề mặt da, bề mặt sưng phù có màu xám. Nếu soi hình ảnh có thể nhìn thấy ở đáy ổ loét có những sợi cơ thắt màu trắng bẩn, còn vùng da xung quanh có những mảnh da thừa hơi nhú lên so với bề mặt da, người bệnh sẽ vô cùng đau đớn.

- Loét vi thể: Phần đáy ổ loét có những hạt, thành vết loét phì đại, có hiện tượng sừng hóa.

Thông thường nếu như là vết nứt kẽ nhỏ có thể sẽ tự lành trong 4 – 6 tuần nếu người bệnh phát hiện sớm, có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. Nếu như trường hợp kéo dài đến 8 tuần không có sự chuyển biến thì bạn đang rơi vào trạng thái nứt kẽ hậu môn mãn tính. Lúc này để điều trị cần phải có biện pháp can thiệp từ y tế như dùng thuốc hoặc áp dụng thủ thuật để ngăn chặn những tổn thương do bệnh gây ra.

Các triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn

trieu-chung-benh-nut-ke-hau-mon

Nhiều người khi bị nứt kẽ hậu môn thường chủ quan cho rằng mình bị táo bón lâu ngày nên đi ngoài đau rát hoặc không quan tâm tới bệnh. Tuy nhiên trên thực tế bệnh nếu được phát hiện kịp thời sẽ có hiệu quả tốt hơn trong việc điều trị và ngược lại nếu không bạn có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. 

Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn thường gặp, hãy chú ý để nhận biết bệnh sớm và có hướng điều trị kịp thời nhé:

- Đi ngoài đau rát, sau khi đi ngoài vẫn bị đau hàng giờ, quanh hậu môn bị ngứa hoặc có những kích thích tại vị trí này.

- Xuất hiện máu đỏ trên giấy vệ sinh mỗi khi đi đại tiện hoặc có máu chảy xuống cùng phân nhưng tách biệt không dính vào phân.

- Soi gương nhìn thấy có vết nứt rìa hậu môn, xung quanh vết nứt mẩn đỏ.

- Ngoài ra còn có một số dấu hiệu và triệu chứng khác không được đề cập đến nhưng khi thấy triệu chứng cảnh báo bệnh nứt kẽ hậu môn hãy tới gặp bác sĩ để được tư vấn thăm khám cụ thể.

Cách điều trị nứt kẽ hậu môn

cach-dieu-tri-nut-ke-hau-mon

Như đã nói ở trên, khi bệnh nứt kẽ hậu môn ở mức độ nhẹ, vị trí nứt nhỏ thì có thể tự lành sau vài tuần nếu người bệnh biết cách thay đổi chế độ ăn uống nhiều chất xơ, đủ nước cho cơ thể… Nhưng khi quá vài tuần mà các triệu chứng vẫn xuất hiện thì bạn cần phải được can thiệp điều trị bằng những biện pháp như:

Điều trị nội khoa

Các loại thuốc giảm đau, thuốc chống nhiễm khuẩn, chống táo bón, thuốc làm giãn cơ vòng được bác sĩ kê tùy trường hợp ở dạng uống, thuốc bôi, đặt hậu môn, thuốc tiêm, thuốc dùng để ngâm rửa hậu môn. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ những chỉ định rõ ràng của bác sĩ không được dùng thuốc khi chưa có sự cho phép và không bỏ thuốc giữa chừng.

Điều trị ngoại khoa

Với trường hợp bị nứt kẽ hậu môn mãn tính bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các biện pháp ngoại khoa nhằm triệt tiêu sự co cứng của cơ thắt trong, làm lành tổn thương bên ngoài hậu môn. 

Các biện pháp thường được áp dụng là: Nong hậu môn, cắt bỏ vết nứt kẽ và khâu lại, mở cơ thắt trong, phối hợp giữa mở cơ thắt trong và cắt bỏ vết nứt, thực hiện cắt mở cơ thắt trong bằng hóa chất… 

Ngoài những biện pháp điều trị nứt kẽ hậu môn cụ thể này người bệnh cũng lưu ý kiểm soát bệnh bằng việc:

- Bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn uống, uống đủ nước mỗi ngày ngăn ngừa tình trạng táo bón.

- Tham gia các hoạt động thể dục thể thao nhẹ nhàng đều đặn giúp nhu động ruột được thúc đẩy thường xuyên và mang lại sức khỏe dẻo dai đề kháng với bệnh tật.

- Tập thói quen đi đại tiện lành mạnh, không rặn quá mạnh, không ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu.

- Cách tốt nhất để khiến nứt kẽ hậu môn không tìm đến bạn là ngăn chặn táo bón và vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Hãy chủ động để tự bảo vệ bản thân khỏi bệnh lý này nhé!

Chúc các bạn thật nhiều niềm vui và sức khỏe!

Đánh giá: 
  • Currently 8.6/10
Nứt kẽ hậu môn là gì? Cách điều trị nứt kẽ hậu môn
Điểm trung bình: 8.6 / 10 ( 10 lượt đánh giá )

Nếu thông tin hữu ích hãy Like hoặc Chia sẻ đến mọi người:

Cập nhật lần cuối: 18-08-2019