Bà bầu nên làm gì khi bị chuột rút?
- Tác giả:  Lê Bảo Tiến
- Tham vấn y khoa:  BS. Trần Thị Thành
Trong thời kỳ mang thai, việc bà bầu bị chuột rút được xem là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên. Thế nhưng, những cơn chuột rút luôn khiến chị em cảm thấy đau đớn và khó chịu nên đây được ví như một nỗi ám ảnh khi mang thai. Vậy nguyên nhân do đâu và “nên làm gì khi bà bầu bị chuột rút”. Đây là thắc mắc của rất nhiều cặp vợ chồng mới lần đầu làm bố mẹ. Hãy cùng nhau tìm hiểu những kiến thức dưới đây để có được nhiều điều bổ ích, giúp chăm sóc phụ nữ mang thai được tốt hơn.
Bạn có biết tại sao bà bầu bị chuột rút?
Mỗi một bà mẹ khi sinh nở, ai cũng đều trải qua những cảm giác khó tả. Trong đó chuột rút là nỗi ám ảnh trong suốt giai đoạn thai kỳ.
Chuột rút thường có nhiều nguyên nhân, hiện nay các nhà nghiên cứu cũng chưa tìm được nguyên nhân nào chủ yếu gây ra hiện tượng này. Nhưng các nhà nghiên cứu cũng đưa ra được nhiều nhận định để tìm ra những nguyên nhân chính.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút khi mang thai
1. Thiếu canxi
Đầu tiên, tình trạng thiếu chất là một yếu tố quan trọng gây ra chuột rút. Cụ thể là thiếu canxi, một chất cần thiết cho các bà bầu. Vậy nên khi mang thai thiếu những chất này sẽ gây ra tình trạng chuột rút.
2. Ốm nghén
“Nghén” một hiện tượng phổ biến của phụ nữ trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Ốm nghén làm cho phụ nữ có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, nôn ói, làm cho cơ thể mất nước, thiếu vitamin và điện giải.
Nếu bà bầu nào bị ốm nghén nặng, sẽ làm cho cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng. Đây cũng là một nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng chuột rút ở các bà bầu.
3. Tăng cân
Cân nặng tăng lên khi mang thai, làm trọng lượng cơ thể trở bị dồn hết vào đôi chân. Vì vậy sẽ gây ra tình trạng chuột rút, càng gần cuối thai kỳ thì tình trạng này càng xảy ra nhiều.
Lý do là bởi cân nặng cuối thai kỳ tăng cao làm cho mẹ bầu khó di chuyển, vận động nhiều. Đây chính là lý do khi gần cuối thai kỳ phụ nữ mang thai, cần được quan tâm chăm sóc theo cách đặc biệt.
4. Tử cung mở rộng
Tử cung mở rộng để chào đón thai nhi, làm cho các cơ và dây chằng cũng bị kéo giãn theo. Điều này sẽ khiến chị em cảm thấy đau các cơ cũng như xuất hiện tình trạng chuột rút.
Ở một số trường hợp đặc biệt, tử cung không nằm đúng với khớp xương chậu, sẽ tạo ra áp lực lớn lên cơ thể người phụ nữ mang thai. Đây là trường hợp khá nguy hiểm, chị em cần tuyệt đối cẩn thận.
Biểu hiện của chuột rút ở bà bầu
Hầu hết các bà bầu đều bị chuột rút ở các cơ, bắp chân, bắp đùi, hông và gối.
Các cơ này thường bị kéo dãn hoặc co lại bất thường, hình thành các cơn đau, có thể la ở bắp chân, đầu gối, đùi khiến các mẹ bầu không thể di chuyển, cử động khó khăn hơn... Hiện tượng này thường diễn ra tầm vài phút.
Bị chuột rút khi mang thai có nguy hiểm không?
Bà bầu bị chuột rút là hiện tượng được cho là bình thường và gần như chị em nào khi mang thai cũng từng gặp phải. Tuy nhiên, trong một số trường hợp điều này có thể là dấu hiệu báo hiệu nhiều vấn đề nguy hiểm.
Theo các chuyên gia, bị chuột rút khi mang thai rất có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai. Theo thống kê, trong 4 ca sảy thai thì có 1 ca thai phụ gặp phải hiện tượng chuột rút trước khi xảy ra sự cố.
Nguyên nhân có thể do đột biến nhiễm sắc thể hoặc do trứng thụ tinh không nằm trong tử cung mà nằm ở đâu đó trong xương chậu. Vì vậy, bà bậu luôn gặp phải tình trạng chuột rút.
Ngoài ra, bệnh viêm ruột thừa, sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu… cũng là nguyên nhân khiến bà bầu hay bị chuột rút. Vì vậy, trong thời kỳ mang thai, nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này thì chị em cần hết sức lưu ý.
Vậy nên làm gì khi bà bầu bị chuột rút?
Để khắc phục tình trạng này điều đầu tiên các mẹ bầu cần:
Bổ sung đầy đủ những chất dinh dưỡng, canxi, vitamin, điện giải cho cơ thể... để làm giảm nguy cơ bị chuột rút ở mức thấp nhất.
Uống đủ nước mỗi ngày: Nước là yếu tố cần thiết cho sự sống, việc phụ nữ mang thai cung cấp đủ nước, sẽ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi và cũng hạn chế một phần nhỏ tình trạng bị chuột rút.
Hạn chế đứng hoặc ngồi chéo chân trong khoảng thời gian dài.
Đi bộ mỗi ngày để tăng sự hấp thụ canxi và sức dẻo dai hơn, làm cho cơ thể và tâm hồn thư thái hơn.
Vận động chân, các cơ vào các buổi sáng, tối và trước khi đi ngủ. Không nằm quá lâu tránh tình trạng co cứng khớp. Ngoài ra nhằm bôi trơn các khớp và còn giúp chuyển hóa canxi.
Tránh làm những việc nặng nhọc, căng thẳng kéo dài như vậy sẽ làm quá trình trao đổi chất chuyển hóa chậm lại, điều này không hề tốt cho thai phụ.
Tắm nước ấm trước đi ngủ để làm các cơ và mạch máu hoạt huyết. Trong các trường hợp bị chuột rút, thì tuyệt đối tránh xoa dầu nóng sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và quá trình của thai nhi.
Sử dụng các phương tiện hỗ trợ như gối ôm, túi chườm, để làm giảm khả năng bị chuột rút trong quá trình mang thai.
Nằm nghiêng người để cho quá trình tuần hoàn máu từ chân lên cơ thể một cách tốt nhất. Như vậy có thể giảm thiểu bị chuột rút trong quá trình mang bầu.
Trong trường hợp các mẹ bầu bị chuột rút thì nên xử lý ra sao?
Cách xử lý khi bà bầu bị chuột rút
Nhẹ nhàng matxa và xoa bóp chân từ đầu ngón chân đến bắp chân, kê chân cao lên gối mền để cho máu được lưu thông.
Sử dụng những túi chườm hoặc khăn ấm đặt lên vùng bị đau. Như vậy có thể làm giảm cơn đau do chuột rút gây ra.
Nếu cơn đau không qua đi mà vẫn còn tiếp diễn nặng hơn, thì tốt nhất các thai phụ nên đi khám bác sĩ, để có những chẩn đoán chính xác và điều trị cách tốt nhất.
Hy vọng qua những kiến thức cơ bản trên đã chỉ ra được cách “nên làm gì khi bà bầu bị chuột rút”. Nhằm hỗ trợ cho những ai hay gặp phải tình trạng này, cũng như biết được nguyên nhân do đâu và cách thức xử lý như nào; từ đó sẽ có cách phòng tránh tốt nhất để quá trình làm mẹ của những người phụ nữ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Nếu có những câu hỏi cần được các chuyên gia tư vấn thêm, bạn đọc có thể liên hệ qua hotline 037 876 3928 hoặc click vào mục “Hỏi bác sĩ” trên góc màn hình. Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp nhanh chóng, chính xác và đặc biệt là hoàn toàn miễn phí.